NHỮNG THÔNG TIN VỀ KỸ THUẬT LẤY DẤU RĂNG MÀ BẠN CẦN BIẾT

Chia sẻ trên :
02-01-2023 Thùy Lương

Nếu bạn muốn thực hiện các phương pháp để phục hồi răng như trồng răng Implant, niềng răng thì bắt buộc phải lấy dấu răng. Lấy dấu răng sẽ giúp các bác sĩ xác định và định hình được răng phù hợp với cấu trúc của bạn trước khi lắp vào. Kỹ thuật lấy dấu răng yêu cầu độ tỉ mỉ, chính xác cao bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả răng miệng của bạn. 

Dưới đây là những thông tin về kỹ thuật lấy dấu răng tại nha khoa Đông Nam Á mà bạn nên biết. 

Tìm hiểu về kỹ thuật lấy dấu răng 

cách lấy dấu răng

Lấy dấu răng là một kỹ thuật trong nha khoa được dùng để xác định khuôn mẫu chính xác của toàn bộ hàm răng. Khi khách hàng có nhu cầu phục hình răng bị gãy, sứt mẻ, hô bằng các phương pháp như trồng răng, niềng răng

Lúc này, lấy dấu răng là một bước không thể thiếu để xác định được sự phục hình của toàn bộ hàm răng. Sau khi khách hàng được lấy dấu răng, bác sĩ sẽ chế tác răng theo đúng kích thước, tỷ lệ, phù hợp với khuôn mẫu hàm răng của khách hàng. 

Những lợi ích khi lấy dấu răng trong quá trình điều trị 

Hiện nay, có nhiều hình thức lấy dấu răng phổ biến như cao su lấy dấu, sử dụng Alginate, sử dụng thạch cao. Những nguyên liệu vật liệu này hoàn toàn lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. 

Khi lấy dấu răng toàn bộ hàm, quá trình điều trị và phục hình răng sẽ trở nên thuận lợi với lợi ích cụ thể như: 

  • Bác sĩ sẽ lưu lại được tình trạng hàm răng, khớp cắn khi điều trị và phục hình cho bệnh nhân. 
  • Dấu răng giúp bác sĩ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phục hợp cho khách hàng.
  • Dấu răng còn giúp bác sĩ theo dõi và xác định được thời gian điều trị cho bệnh nhân. 

Quy trình thực hiện kỹ thuật lấy dấu răng

Lấy dấu răng là một kỹ thuật không hề đơn giản bởi nó yêu cầu độ tỉ mỉ, chính xác và chuyên môn cao. Khi thực hiện lấy dấu răng, bác sĩ nha khoa phải đảm được tính chính xác cao, hạn chế sai lệch và tuân thủ theo đúng quy trình. Hiện nay có 2 cách lấy dấu răng cơ bản đó là dấu răng một thì và dấu răng hai thì. 

Quy trình thực hiện lấy dấu răng một thì 

Quy trình thực hiện lấy dấu răng một thì 

Lấy dấu răng một thì là kỹ thuật thủ công sẽ được tiến hành bằng tay và được dùng để lấy dấu răng toàn bộ hàm. Lấy dấu răng một thì sẽ sử dụng hai loại nguyên liệu cơ bản đó là Light và Putty. Dưới đây là quy trình thực hiện lấy dấu răng một thì cơ bản và cụ thể: 

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ chuẩn bị chất lấy dấu Light và Putty, đồng thời sử dụng khay lấy dấu phù hợp với bệnh nhân. 
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành bơm chất lấy dấu răng lên xung quanh bề mặt cần xử lý. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt chất lấy dấu đã nặn thành hình lên khay. Rồi đặt khay vào trong miệng bệnh nhân cho đến khi chất lấy dấu đông cứng lại rồi lấy ra. 

Quy trình thực hiện lấy dấu răng hai thì 

Quy trình thực hiện lấy dấu răng hai thì 

Lấy dấu răng hai thì sẽ có độ phức tạp và sự chính xác cao hơn lấy dấu một thì. Lấy dấu răng hai thì được sử dụng phổ biến trong nha khoa bởi sự chuẩn xác cao và thể hiện được đúng dấu răng của toàn bộ khuôn mẫu. Tương tự với dấu răng một thì, lấy dấu răng hai thì cũng được sử dụng chất lấy dấu đó là Putty và Light. 

Dưới đây là quy trình lấy dấu răng hai thì cơ bản: 

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ chuẩn bị 2 loại chất lấy dấu đó là Light và Butty cùng thìa lấy dấu như thìa cá nhân, toàn hàm, nửa hàm, lấy dấu hàm đôi. 
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ đặt nguyên liệu lấy dấu vào khay lấy dấu rồi phủ một miếng nhựa mỏng lên để ngăn cách. 
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ đặt khay lấy dấu vào miệng bệnh nhân, rồi chờ đến khi chất liệu cứng lại. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy khay lấy dấu ra, bỏ miếng nhựa, mang đi rửa và thổi khô dấu răng. 
  • Bước 4: Cuối cùng, bác sĩ sẽ bơm chất lấy dấu xung quanh vùng răng và một ít lên khay lấy dấu đã chứa chất Putty. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đặt khay lấy dấu vào trong miệng bệnh nhân và lấy khay ra khi chất lấy dấu đã đông cứng. Lúc này, bác sĩ đã có được dấu răng hai thì của bệnh nhân để đánh giá và xem xét tình hình. 

Những lưu ý khi thực hiện lấy dấu răng một cách hiệu quả

quy trình lấy dấu răng

Lấy dấu răng là một kỹ thuật thường được áp dụng với phương pháp trồng răng Implant, niềng răng, bọc răng sứ. Tuy nhiên, khi thực hiện lấy dấu răng bệnh nhân cũng cần phải để ý những lưu ý để quá trình lấy dấu răng được hoàn thiện. 

Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện lấy dấu răng mà bạn nên biết để ít xảy ra sai sót và đảm bảo hiệu quả cho việc phục hình răng một cách nhanh chóng. 

  • Bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, có chất lượng cao và được nhiều người đánh giá cao. 
  • Bạn cần phải chia sẻ và thực hiện theo những vấn đề chăm sóc răng miệng để có thể hồi phục một cách nhanh chóng. 
  • Bạn cần phải kiên trì chăm sóc răng miệng mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao và chính xác nhất với dấu răng. 
  • Nếu trong quá trình lấy dấu, bạn cảm nhận được điều gì bất thường thì hãy báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý. 

Bài viết tham khảo: KỸ THUẬT GẮN IMPLANT LÀ GÌ ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CẤY GHÉP

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về kỹ thuật lấy dấu răng mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi định hình và phục hồi răng như mong muốn.

Bài viết liên quan

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

Niềng Răng Mắc Cài – Phương Pháp Phổ Biến Nhất ở Hà Nội

Khi nói đến việc cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, niềng răng mắc cài đã trở thành một lựa chọn hàng đầu ở Hà Nội. Với sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật nha khoa, phương pháp này không chỉ đem lại hiệu quả thẩm mỹ […]