NHỮNG THÔNG TIN VỀ KỸ THUẬT LẤY DẤU RĂNG MÀ BẠN CẦN BIẾT
Nếu bạn muốn thực hiện các phương pháp để phục hồi răng như trồng răng Implant, niềng răng thì bắt buộc phải lấy dấu răng. Lấy dấu răng sẽ giúp các bác sĩ xác định và định hình được răng phù hợp với cấu trúc của bạn trước khi lắp vào. Kỹ thuật lấy dấu răng yêu cầu độ tỉ mỉ, chính xác cao bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả răng miệng của bạn.
Dưới đây là những thông tin về kỹ thuật lấy dấu răng tại nha khoa Đông Nam Á mà bạn nên biết.
Tìm hiểu về kỹ thuật lấy dấu răng
Lấy dấu răng là một kỹ thuật trong nha khoa được dùng để xác định khuôn mẫu chính xác của toàn bộ hàm răng. Khi khách hàng có nhu cầu phục hình răng bị gãy, sứt mẻ, hô bằng các phương pháp như trồng răng, niềng răng.
Lúc này, lấy dấu răng là một bước không thể thiếu để xác định được sự phục hình của toàn bộ hàm răng. Sau khi khách hàng được lấy dấu răng, bác sĩ sẽ chế tác răng theo đúng kích thước, tỷ lệ, phù hợp với khuôn mẫu hàm răng của khách hàng.
Những lợi ích khi lấy dấu răng trong quá trình điều trị
Hiện nay, có nhiều hình thức lấy dấu răng phổ biến như cao su lấy dấu, sử dụng Alginate, sử dụng thạch cao. Những nguyên liệu vật liệu này hoàn toàn lành tính và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Khi lấy dấu răng toàn bộ hàm, quá trình điều trị và phục hình răng sẽ trở nên thuận lợi với lợi ích cụ thể như:
- Bác sĩ sẽ lưu lại được tình trạng hàm răng, khớp cắn khi điều trị và phục hình cho bệnh nhân.
- Dấu răng giúp bác sĩ chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phục hợp cho khách hàng.
- Dấu răng còn giúp bác sĩ theo dõi và xác định được thời gian điều trị cho bệnh nhân.
Quy trình thực hiện kỹ thuật lấy dấu răng
Lấy dấu răng là một kỹ thuật không hề đơn giản bởi nó yêu cầu độ tỉ mỉ, chính xác và chuyên môn cao. Khi thực hiện lấy dấu răng, bác sĩ nha khoa phải đảm được tính chính xác cao, hạn chế sai lệch và tuân thủ theo đúng quy trình. Hiện nay có 2 cách lấy dấu răng cơ bản đó là dấu răng một thì và dấu răng hai thì.
Quy trình thực hiện lấy dấu răng một thì
Lấy dấu răng một thì là kỹ thuật thủ công sẽ được tiến hành bằng tay và được dùng để lấy dấu răng toàn bộ hàm. Lấy dấu răng một thì sẽ sử dụng hai loại nguyên liệu cơ bản đó là Light và Putty. Dưới đây là quy trình thực hiện lấy dấu răng một thì cơ bản và cụ thể:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ chuẩn bị chất lấy dấu Light và Putty, đồng thời sử dụng khay lấy dấu phù hợp với bệnh nhân.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ tiến hành bơm chất lấy dấu răng lên xung quanh bề mặt cần xử lý. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt chất lấy dấu đã nặn thành hình lên khay. Rồi đặt khay vào trong miệng bệnh nhân cho đến khi chất lấy dấu đông cứng lại rồi lấy ra.
Quy trình thực hiện lấy dấu răng hai thì
Lấy dấu răng hai thì sẽ có độ phức tạp và sự chính xác cao hơn lấy dấu một thì. Lấy dấu răng hai thì được sử dụng phổ biến trong nha khoa bởi sự chuẩn xác cao và thể hiện được đúng dấu răng của toàn bộ khuôn mẫu. Tương tự với dấu răng một thì, lấy dấu răng hai thì cũng được sử dụng chất lấy dấu đó là Putty và Light.
Dưới đây là quy trình lấy dấu răng hai thì cơ bản:
- Bước 1: Bác sĩ sẽ chuẩn bị 2 loại chất lấy dấu đó là Light và Butty cùng thìa lấy dấu như thìa cá nhân, toàn hàm, nửa hàm, lấy dấu hàm đôi.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ đặt nguyên liệu lấy dấu vào khay lấy dấu rồi phủ một miếng nhựa mỏng lên để ngăn cách.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ đặt khay lấy dấu vào miệng bệnh nhân, rồi chờ đến khi chất liệu cứng lại. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy khay lấy dấu ra, bỏ miếng nhựa, mang đi rửa và thổi khô dấu răng.
- Bước 4: Cuối cùng, bác sĩ sẽ bơm chất lấy dấu xung quanh vùng răng và một ít lên khay lấy dấu đã chứa chất Putty. Cuối cùng, bác sĩ sẽ đặt khay lấy dấu vào trong miệng bệnh nhân và lấy khay ra khi chất lấy dấu đã đông cứng. Lúc này, bác sĩ đã có được dấu răng hai thì của bệnh nhân để đánh giá và xem xét tình hình.
Những lưu ý khi thực hiện lấy dấu răng một cách hiệu quả
Lấy dấu răng là một kỹ thuật thường được áp dụng với phương pháp trồng răng Implant, niềng răng, bọc răng sứ. Tuy nhiên, khi thực hiện lấy dấu răng bệnh nhân cũng cần phải để ý những lưu ý để quá trình lấy dấu răng được hoàn thiện.
Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện lấy dấu răng mà bạn nên biết để ít xảy ra sai sót và đảm bảo hiệu quả cho việc phục hình răng một cách nhanh chóng.
- Bạn nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, có chất lượng cao và được nhiều người đánh giá cao.
- Bạn cần phải chia sẻ và thực hiện theo những vấn đề chăm sóc răng miệng để có thể hồi phục một cách nhanh chóng.
- Bạn cần phải kiên trì chăm sóc răng miệng mỗi ngày để đạt được hiệu quả cao và chính xác nhất với dấu răng.
- Nếu trong quá trình lấy dấu, bạn cảm nhận được điều gì bất thường thì hãy báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý.
Bài viết tham khảo: KỸ THUẬT GẮN IMPLANT LÀ GÌ ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CẤY GHÉP
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về kỹ thuật lấy dấu răng mà bạn nên biết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích khi định hình và phục hồi răng như mong muốn.