Khớp cắn sâu và phương pháp khắc phục hiệu quả nhất
Khớp cắn sâu chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng. Thế nhưng, đa phần mọi người lại không mấy quan tâm bởi biểu hiện của nó không dễ dàng nhận thấy như răng hô hay răng chìa, răng móm,…
Bạn biết gì về tình trạng sai lệch này? Nguyên nhân và phương pháp điều trị khớp cắn sâu ra sao, có hiệu quả hay không? Bài viết hôm nay, cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết để biết rõ hơn bạn nhé!
Khớp cắn sâu là gì?
Khớp cắn sâu hay khớp cắn ngập, sai lệch khớp cắn là tình trạng răng cửa trên có cấu tạo che phủ răng cửa dưới. Thông thường, sự che phủ này lớn hơn khoảng 4mm, tuy nhiên, con số thực tế sẽ không luôn mặc định như vậy.
Bởi vì, hình thể mỗi hàm răng của con người là không giống nhau. Chính vì vậy, hiện nay, người ta đều nhận định rằng, nếu răng cửa trên của một người bao trùm lên răng cửa dưới quá 1/3 thân răng thì có nghĩa là người đó đã bị khớp cắn sâu.
Phụ thuộc vào sự tương quan của xương hàm trên và xương hàm dưới, độ chia trục răng, dạng sai lệch khớp cắn này cũng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thậm chí, một số trường hợp nghiêm trọng, răng cửa dưới còn không tiếp xúc được với răng cửa trên. Chúng trực tiếp chạm vào niêm mạc vòm miệng hàm trên dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ khoẻ răng miệng như lở loét.
Hoặc, cũng có trường hợp, người bị khớp cắn sâu khi ngậm miệng ở trạng thái nghỉ sẽ không trông thấy được răng hàm dưới. Nguyên do là vì chúng đã bị hàm trên che khuất hoàn toàn, gây mất thẩm mỹ trầm trọng. Thế nhưng, chỉ trừ những trường hợp gây trở ngại đến việc giao tiếp, còn lại ít ai để ý đến điều trị khớp cắn sâu.
Nguyên nhân dẫn đến cắn sâu
Khớp cắn bị sai lệch thông thường do 2 nguyên nhân chính gây ra, bao gồm:
- Nguyên nhân do sự phát triển của xương hàm: Trong quá trình tăng trưởng, xương hàm dưới xoay đóng quá mức cho phép, chiều dọc không đạt đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, vị trí răng 2 hàm mọc bị bó hẹp lại, hàm dưới dần lùi về sau, nhỏ và ngắn hẳn. Đồng thời, trục răng cửa cũng quặp lại, cụp vào trong một cách bất thường.
- Nguyên nhân do răng mọc chồi quá mức: Vùng răng cửa ở 2 hàm trên và dưới khi mọc lại chồi lên quá mức đi kèm với một vấn đề nào đó. Chẳng hạn như: Vấn đề ở các kiểu hình răng khác hay ở nhiều kiểu sai hình xương.
Dấu hiệu nhận biết khớp cắn sâu
Để nhận biết một người bị lệch khớp cắn, bạn có thể thông qua một số đặc điểm như sau:
- Dấu hiệu răng hàm dưới tiếp xúc trực tiếp hoặc không tiếp xúc với răng cửa hàm trên. Ở mức độ nặng nhất, rìa của răng hàm dưới sẽ không chạm vào răng hàm trên mà chạm vào nướu trong, gây tổn thương niêm mạc.
- Độ tương quan giữa răng hàm trên với răng hàm dưới không đạt tỷ lệ chuẩn, răng hàm trên che khuất hoàn toàn răng hàm dưới. Hoặc, khi ngậm miệng lại ở trạng thái nghỉ, người đối diện sẽ không trông thấy rất ít răng hàm dưới.
- Các nhóm răng sau ở hàm dưới vẫn tiếp xúc với răng hàm trên, nhưng tiết diện ít hay nhiều tuỳ thuộc vào độ căn sâu nặng hay nhẹ.
- Đường nối giữa 3 điểm trán, mũi, cằm có thể có dấu hiệu gãy khúc hoặc theo đường thẳng phụ thuộc mức độ cắn sâu ở từng người.
- Một số người bị khớp cắn sâu sẽ có biểu hiện góc môi cằm sâu, cằm bị lẹm, đường cong khớp cắn không phẳng.
- Răng cửa hàm trên có thể cũng bị trồi lên và xuất hiện nụ cười hở lợi khi bị khớp cắn lệch.
- Gương mặt tròn, 2 bên hàm trong, phần má bị bành ra, trông hơi già hơn so với tuổi.
Khớp cắn sâu có nguy hiểm không?
Trên thực tế, tình trạng khớp cắn không đúng chuẩn sẽ không gây nguy hiểm gì cho người gặp phải. Song, chúng khiến cho khuôn mặt trở nên mất thẩm mỹ hơn, một số trường hợp nặng còn ảnh hưởng không ít đến diện mạo.
Ngoài ra, khớp cắn sâu nếu không được cải thiện nhanh chóng sẽ gây ra các tác hại như sau:
- Hiện tượng mòn răng xảy ra nhanh hơn do người bị khớp cắn sâu hay có thói quen nghiến răng nhiều.
- Các trường hợp khớp cắn quá sâu và nặng khiến răng cửa hàm dưới không chạm hàm trên mà chạm với phần nướu. Từ đó răng miệng phát sinh nhiều bệnh lý khác nhau như nha chu, tổn thương niêm mạc vùng miệng,…
- Khớp cắn ngập cũng gây tác động mạnh mẽ đến khớp thái dương hàm bởi trong khi nhai 2 hàm thiếu sự nhịp nhàng.
Phương pháp niềng răng điều trị khớp cắn sâu
Hiên nay, để điều trị khớp cắn sâu, bạn có thể áp dụng 2 phương pháp phổ biến nhất là niềng răng và phẫu thuật khớp cắn sâu. Tuy nhiên, niềng răng lại được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn do không cần sử dụng dao kéo lại an toàn, hiệu quả hơn.
Để chữa khớp cắn sâu tại nhà bằng hình thức chỉnh nha, các nha sĩ lại chi thành 3 lựa chọn chủ yếu. Bạn có thể lựa chọn một trong 3 loại này sao cho phù hợp với nhu cầu và tình trạng tài chính của bản thân:
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng với mắc cài kim loại được xem là phương pháp chữa khớp cắn sâu tại nhà truyền thống và lâu đời nhất. Theo đó, răng được căn chỉnh bằng các nguyên tắc lực căng của dây cung, dây thun và các mắc cài kim loại.
Giải pháp này theo thời gian sẽ đưa răng trở về đúng vị trí chuẩn của nó, đem lại hàm răng đều đặn hơn. Về chi phí niềng răng cũng rất phải chăng, thích hợp với hầu hết các đối tượng hạn hẹp về điều kiện kinh tế.
Thế nhưng, khí cụ chỉnh khớp cắn sâu là móc cài kim loại không được đánh giá cao về độ thẩm mỹ. Vì trong quá trình niềng, chúng rất dễ bị lộ ra ngoài khi cười hay nói chuyện gây mất tự tin.
Niềng răng mắc cài sứ
Quy trình niềng răng khớp cắn sâu với mắc cài bằng sứ cũng tương tự như quy trình niềng răng mắc cài kim loại. Nhưng, ưu điểm của nó là sử dụng khí cụ chỉnh khớp cắn sâu bằng chất liệu sứ có màu sắc giống tự nhiên.
Do đó, chúng đảm bảo được tính thẩm mỹ cao, giúp bạn trò chuyện thoải mái và không còn tự tin khi giao tiếp. Chưa kể, phương pháp này còn thiết kế dây cung rất tinh tế với chất liệu từ Niken trong suốt đẩy độ thẩm mỹ đạt đến tiêu chuẩn tối đa.
Niềng răng mắc cài trong suốt Invisalign
Niềng răng trong suốt Invisalign không sử dụng mắc cài cũng không thực hiện phẫu thuật khớp cắn sâu. Kỹ thuật nắn chỉnh răng này khá hiện đại, không dùng bất cứ thiết bị nào mà chỉ cần hệ thống máng dạng trong suốt.
Nhờ mấu tạo lực, khi đeo máng, răng có thể di chuyển dần về vị trí như mong muốn một cách nhẹ nhàng, đơn giản. Máng trong suốt Invisalign được cấu tạo khá tiện lợi, có thể tháo lắp bất cứ lúc nào để ăn và vệ sinh răng miệng. Đặc biệt vì trong suốt nên công cụ này cũng không gây khó chịu cho người đeo vì mất tự tin khi nói chuyện.
Đeo khí cụ duy trì
Đeo khí cụ duy trì chính là chỉnh nha, quy trình niềng răng khớp cắn sâu ở mặt trong của răng, không lộ ra ngoài. Dĩ nhiên, phương pháp này cũng đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho khuôn mặt, các nút ít bị lộ ngay cả khi cười.
Đối với người lần đầu tiên làm quen, khí cụ duy trì khá khó chịu, lưỡi là nơi tiếp xúc cũng không được thoải mái. Nhưng, sau khi đã quen, bạn sẽ thấy hình thức này thuận tiện đủ đường lại cho hiệu quả điều trị cao.
Mặc dù vậy, kỹ thuật gắn mắc cài mặt trong khá phức tạo, nó đòi hỏi người có tay nghề, kinh nghiệm và chuyên môn. Những bác sĩ nghiệp dư hay còn non yếu sẽ không thể thực hiện được để lại nhiều nguy cơ không đáng có.
Như vậy, niềng răng để chữa khớp cắn sâu là một trong những giải pháp hoàn hảo nhất hiện nay. Chính vì vậy, nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng sai lệch này thì có thể thử lựa chọn chỉnh nha nhé! Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc đến một trung tâm nha khoa uy tín để được các nha sĩ giỏi, có kinh nghiệm thăm khám. Như vậy mới đảm bảo sự an toàn cho bản thân mình cũng như tối ưu chi phí điều trị nhất.