KHI NÀO NÊN LẤY TỦY RĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HỒI PHỤC SAU LẤY TỦY Ở RĂNG
Lấy tủy răng là một phương pháp điều trị có ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Do đó, thực hiện không đúng và sai thời điểm có thể gây ra các biến chứng khó lường. Vì thế bạn nên tìm hiểu thời gian lấy tủy và giải pháp để hồi phục hiệu quả nhất. Hãy cùng nha khoa Đông Nam Á cùng giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần phải lấy tủy ở răng?
Khi răng bị tổn thương bởi các loại vi khuẩn hoặc bị hoại tử do răng vỡ, mẻ răng,…chứng viêm quanh răng bẩm sinh. Nếu chủ quan không thực hiện lấy tủy có thể mang đến hậu quả khó lường đến sức khỏe răng miệng.
Nếu không được lấy tủy khi răng có vấn đề sẽ có những cơn đau râm rang, ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, tủy răng bị viêm gây hôi miệng và có thể dẫn đến rụng răng.
Xem thêm:Nguyên nhân gây viêm tủy răng và cách phòng tránh
Khi nào cần lấy tủy ?
Tủy răng có chức năng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho răng. Tuy nhiên, nếu tủy răng có tình trạng viêm nhiễm chúng ta cần thực hiện lấy tủy có các triệu chứng sau:
- Cảm giác đau nhức sẽ xảy ra liên tục và răng có khả năng lung lay khi bạn chạm vào.
- Cảm giác đau sẽ không hết cho dù có uống thuốc giảm đau, đặc biệt là thường xuất hiện cơn đau vào buổi tối.
- Răng thường bị đau khi bị thức ăn trúng vào chỗ bị sâu.
- Nướu răng sưng và nướu trở nên xỉn màu không còn màu hồng nguyên bản.
- Có mủ trắng ở chân răng gây đau nhức. Dùng tay chạm vào sẽ thấy chảy mủ chân răng khiến hơi thở bị gây mùi.
Biến chứng sau khi lấy tủy ở răng
Bên cạnh việc tìm hiểu thời gian thích hợp nhất để lấy tủy thì bạn cần nắm rõ về các biến chứng sau đây:
- Lấy tủy không hoàn toàn sẽ gây ra tình trạng răng bị nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng đau nhức cả ngày và sau khi lấy tủy.
- Có thể gây nhiễm trùng chóp răng làm cho vùng răng chứa tủy lồi lên, ấn vào có xuất hiện mủ chảy ra. Ngoài ra, có trường hợp sau lấy tủy không bị đau răng nhưng khi chụp phim thì phát hiện ổ viêm nhiễm vùng chóp răng đây là trường ngầm cũng khá nguy hiểm.
- Chỗ nhiễm trùng có thể lan rộng ra các vùng chân răng lân cận, có thể tạo thành u nang trong xương hàm gây nguy hiểm đến các dây thần kinh. Cần nhổ bỏ răng bị viêm nhiễm để tránh trường hợp lan rộng xảy ra.
- Khi vùng u nang quá lớn có thể làm tiêu xương hàm, khi tình trạng nặng thì quá trình điều trị phức tạp hơn.
- Răng sau lấy tủy sẽ rất yếu, giòn, dễ nứt vỡ, vì thế cần chụp răng để bảo vệ răng đảm bảo chức năng ăn nhai.
Chăm sóc răng miệng sau khi lấy tủy
Sau khi lấy tủy, nha sĩ sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng và theo dõi răng khi có biểu hiện lạ. Những điều bác sĩ khuyên nên lưu ý sau khi đã lấy tủy như sau:
- Theo dõi cảm nhận của từng cơn đau: sau khi lấy tủy bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác đau đớn. Nếu bạn thấy các cơn đau nhức liên hồi và kéo dài thì hãy tìm đến bác sĩ nha khoa gần nhất để thăm khám và chữa trị.
- Tránh nhai vùng răng sau khi lấy tủy: vì các vị trí này dễ bị bong tróc nên sau khi lấy tủy các nha sĩ sẽ tiến hành bao răng ở trên để răng luôn đảm bảo, an toàn.
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, miếng nhỏ để tránh răng tạo áp lực nhai khi đang còn trong quá trình lấy tủy.
- Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua và dùng các loại thuốc bên ngoài.
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn và kết hợp chải nhẹ nhàng các vùng răng.
- Đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy các hiện tượng lạ để bác sĩ theo dõi và tìm ra giải pháp chữa trị hiệu quả.
Điều trị lấy tủy là một thủ thuật phức tạp và khó điều trị nếu không được lấy đúng cách. Bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn các vấn đề lấy tủy và sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe răng miệng và cần được hỗ trợ có thể liên hệ qua hotline 0911 222 798 – 0768 234 999.