Vì sao gắn mắc cài khi niềng răng lại bị đau?
Gắn mắc cài là quá trình vô cùng quan trọng khi niềng răng. Tuy nhiên, tình trạng đau khi thực hiện việc làm này khiến rất nhiều người e ngại.
Vậy quy trình gắn mắc cài gồm những bước nào? Tại sao khi gắn lại cảm thấy đau? Phương pháp giúp giảm đau, ê buốt nào được áp dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc trên.
Niềng răng là giải pháp tốt nhất để nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn
Một hàm răng đẹp từ lâu đã là niềm ao ước của bất cứ ai, không chỉ là các chị em phụ nữ. Nếu bạn đang gặp phải các tình trạng như răng hô, vẩu, răng mọc chen chúc, răng móm,… thì niềng răng chính giải pháp hàng đầu giúp bạn nắn chỉnh răng về đúng khớp cắn. Kết quả mà bạn nhận được sau quá trình này đó là một hàm răng đều đặn như mong muốn.
Quy trình gắn mắc cài
Thông thường, quy trình gắn mắc cài bao gồm những bước cơ bản sau đây:
Vệ sinh bề mặt răng: Việc làm này giúp loại bỏ được hết những mảng thức ăn thừa, cặn bám còn sót lại đồng thời đánh bóng răng để tăng độ bám.
Cô lập với môi trường nước bọt, giúp ngăn không cho nước bọt tràn vào răng trong quá trình tiến hành gắn mắc cài. Ngoài ra, công đoạn này còn giúp làm tăng độ bền của mắc cài.
Banh miệng và bông gòn là hai dụng cụ chính được sử dụng ở quá trình này. Nha sĩ sẽ sử dụng banh miệng để vén môi má, tiếp đó sẽ đặt bông vào các vị trí theo dọc ngách hành lang và sàn miệng để quá trình cô lập đạt được hiệu quả cao nhất.
Công đoạn xoi mòn (hay còn được gọi là Etching): Sau khi tiến hành cô lập và làm khô các răng, nha sĩ sẽ thực hiện xoi mòn. Việc làm này diễn ra trong khoảng thời gian một phút, sau đó rửa lại với hơi và nước xịt khô trong thời gian năm giây. Khi trên bề mặt răng xuất hiện màu trắng bọt thì lúc đó răng xoi mòn mới đạt tiêu chuẩn.
Gắn mắc cài: Nha sĩ sẽ đặt các mắc cài lên trên răng. Để cố định được chúng, họ sẽ sử dụng keo dán quang trùng hợp. Khi trục mắc cài và trục của răng trùng với nhau, mắc cài ở đúng chiều cao đã được thiết lập và nằm vào đúng vị trí trung tâm răng theo chiều gần – xa thì có thể đánh giá là mắc cài đã được đặt đúng.
Sau khi quá trình gắn mắc cài và đi dây cung kết thúc, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những cơn đau ê buốt do hiện tượng dãn ra của dây chằng quanh răng và sự dịch chuyển vị trí của răng.
3. Tại sao sau khi gắn mắc cài lại thấy đau
Một số nguyên nhân gây đau có thể kể đến trong quá trình gắn mắc cài đó là:
Thời gian sử dụng mắc cài quá ngắn khiến cho bệnh nhân chưa thể thích ứng kịp, do đó cánh mắc cài có thể cọ xát vào môi và má gây cảm giác đau và khó chịu.
Tác động của lực chỉnh nha cũng là một trong số các nguyên nhân gây hiện tượng đau khi gắn mắc cài. Thông thường, hệ thống dây chằng nha chu chính là bộ phận kết nối răng với xương do đó sự lung lay răng sinh lý là hiện tượng rất phổ biến. Trong quá trình gắn mắc cài vào răng và đi dây cung vào rãnh, tình trạng một bên một bên dây chằng nha chu bị ép, bên còn lại bị dãn sẽ xuất hiện. Bên bị ép sẽ có hiện tượng thiếu dinh dưỡng do máu và oxy không thể vận chuyển tới đây, từ đó làm tiêu xương tại vị trí này. Ngược lại, bên bị giãn sẽ có nhiều máu và oxy hơn, do đó quá trình tái tạo xương diễn ra mạnh mẽ.
Tình trạng đau khi thực hiện công việc gắn mắc cài là điều rất bình thường. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng và căng thẳng. Thông thường, những cơn đau âm ỉ, ê nhức trong quá trình gắn mắc cài sẽ xảy ra ngay trong tuần đầu tiên. Phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà cơn đau có thể diễn ra trong thời gian dài hoặc ngắn.
4. Cách giảm đau, ê buốt sau khi gắn mắc cài
Hầu hết mọi người khi sử dụng mắc cài trong quá trình niềng răng đều phải đối mặt với tình trạng đau, ê buốt. Để có thể khắc phục được vấn đề này, sau đây chúng tôi sẽ điểm danh một vài phương pháp mang lại hiệu quả cao:
Massage cho nướu răng để giảm đau
Chườm lạnh bằng cách ăn sữa chua, kem, ngậm đá, sử dụng các loại túi chườm,…
Giảm đau bằng cách sử dụng một số loại thuốc như Efferalgan, Alaxan, …
Bổ sung thêm vitamin, ăn các loại đồ ăn mềm, cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn
Đặc biệt, việc vệ sinh răng miệng trong quá trình gắn mắc cài rất cần được chú trọng để tránh khỏi các tình trạng trên. Một số phương pháp vệ sinh răng miệng được các nha sĩ khuyến cáo đó là:
Dùng máy tăm nước trong quá trình vệ sinh răng miệng để dễ dàng loại bỏ những mảng thức ăn thừa. Một số máy tăm nước tốt nhất trên thị trường có thể nhắc tới đó là: ORAL IRRIGATOR, BWELL WI 912, IRIS WATERPIK NEW.
Ưu tiên sử dụng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm thông thường
Dùng bàn chải kẽ
Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng
Bệnh nhân cần đến ngay nha sĩ để được tư vấn nếu gặp phải các tình trạng như:
Cơn đau nhói, đau buốt ở răng
Độ nhạy cảm của răng tăng lên khi tiếp xúc với các loại đồ ăn nóng hoặc lạnh
Mắc cài gặp phải tình trạng bung, rơi, lỏng
Kết luận
Phía trên là toàn bộ thông tin về quy trình gắn mắc cài, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khi gắn mắc cài, biện pháp khắc phục cơn đau hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích.