Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?
Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Nguyên nhân và phương pháp giúp điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ dẫn các bạn đến với câu trả lời chi tiết nhất.
Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không?
Đau quai hàm trái là một triệu chứng đau nhức ở khu vực quanh vùng tai và bên má trái. Tuy rằng đây không phải bệnh lý nghiêm trọng nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang thật sự có vấn đề.
Nguyên nhân gây đau quai hàm bên trái
Trong hầu hết các trường hợp thì đau quai hàm bên trái xuất hiện do khớp hàm bị chấn thương hoặc đang mắc phải các vấn đề phát sinh tại bộ phận này. Trong đó, các nguyên nhân chủ yếu phải kể đến:
Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm là một tình trạng viêm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm, khớp nối giữa xương hàm và xương thái dương. Bạn có thể sẽ cảm thấy đau, cứng và khó mở miệng. Bệnh có thể được hình thành do những thói quen: nghiến răng khi ngủ hoặc lúc căng thẳng, chấn thương ở quai hàm,…
Đau răng
Đừng coi thường những cơn đau răng. Bởi tình trạng sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe răng nếu không điều trị tốt cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau quai hàm đó nhé.
Lệch khớp cắn
Lệch khớp cắn là một tình trạng khớp cắn không cân bằng, có thể gây đau ở các cơ xung quanh khớp thái dương hàm.
U nang răng
U nang răng là một túi chứa chất lỏng hoặc mô phát triển xung quanh răng hoặc chân răng. Nó có thể gây đau, sưng và khó mở miệng.
Viêm xoang, viêm amidan và viêm họng
Vấn đề về bệnh viêm xoang và khoang mũi cũng là nguyên nhân của đau quai hàm. Bởi xoang, amidan và họng là những nơi nằm gần vị trí khớp hàm. Khi xảy ra tình trạng nhiễm trùng, đều gây đau nhức sang quai hàm.
Viêm tuyến giáp
Viêm tuyến giáp là một tình trạng viêm của tuyến giáp, một tuyến nhỏ ở cổ sản xuất hormone tuyến giáp. Viêm tuyến giáp có thể gây đau ở cổ, tai và quai hàm.
Rối loạn tự miễn dịch
Một số rối loạn tự miễn dịch, chẳng hạn như lupus ban đỏ hệ thống, có thể gây đau ở các cơ và khớp, bao gồm cả quai hàm.
Các vấn đề về thần kinh
Một số vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như đau dây thần kinh, có thể gây đau ở mặt và quai hàm.
Triệu chứng của đau quai hàm bên trái
Triệu chứng của đau quai hàm bên trái có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
– Đau ở quai hàm bên trái
– Sưng ở quai hàm bên trái
– Khó mở miệng
– Đau đầu
– Đau ở tai
– Đau ở cổ
– Khó nhai
– Khó nói
Phương pháp điều trị tình trạng khi bị đau quai hàm bên trái
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau quai hàm, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau:
Điều trị không xâm lấn
Với những trường hợp đau nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp không xâm lấn. Bởi giải quyết các cơn đau như vậy chỉ cần một vài phương pháp đơn giản. Một vài phương pháp có thể kể đến như là sử dụng máng nhai, chỉnh nha.
Điều trị bằng máng nhai có tính bảo tồn và theo dõi liệu pháp an toàn nên rất phổ biến. Sử dụng máng nhai để đeo vào hàm ban đêm khi ngủ. Nếu tình trạng nặng có thể đeo cả ngày nhưng phải bỏ ra lúc ăn uống và phải vệ sinh.
Nếu bạn bị đau quai hàm trái do bị lệch khớp cắn thì niềng răng sẽ là giải pháp hữu hiệu. Với sự trợ giúp của mắc cài và các khí cụ chỉnh nha, răng và khớp hàm sẽ được đưa về đúng vị trí. Cải thiện thẩm mỹ và tình trạng đau quai hàm.
Có thể uống thuốc giãn cơ hoặc kháng sinh. Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ nếu nguyên nhân có liên quan đến cơ hàm. Đây là tình trạng thường thấy và dễ dàng để điều trị.
Còn nếu ở thể nặng hơn, không liên quan đến cơ hàm mà bắt đầu đã bị viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị. Đây vẫn là những cách điều trị thường thấy và đơn giản nhất.
Điều trị xâm lấn
Cơn đau đau hàm trái nặng và điều trị không xâm lấn không thể cải thiện. Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp xâm lấn để xoa dịu cơn đau. Trong đó biện pháp quen thuộc nhất vẫn là phẫu thuật hàm.
Đây là biện pháp không thường xuyên xuất hiện nhưng là biện pháp cuối cùng để điều trị. Chủ yếu cho những người bị đau nghiêm trọng và phát sinh do khớp hàm có vấn đề.
Với phương pháp này sẽ cần phải có phác đồ điều trị phù hợp cùng với các phim CT. Khi đó mới có được những phương pháp điều trị hiệu quả nhất và chính xác nhất.
Nếu điều trị bằng phương pháp này cũng sẽ cần đến giá khớp mô phỏng chính xác chuyển động nhai. Từ đó điều chỉnh khớp cắn giả định trên giá khớp. Sau đó thực hiện trực tiếp trên bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Với phương pháp điều trị xâm lấn, tất nhiên bệnh nhân sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn. Nhưng đây là biện pháp triệt để hơn cho vấn đề đau hàm. Các bạn cần phải suy nghĩ rồi mới đưa ra quyết định thực hiện nhé.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về câu hỏi đau quai hàm trái có nguy hiểm hay không. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với Nha khoa Sea Dental để được tư vấn sớm nhất.