Làm gì khi bị đau nhức răng trong cùng hàm dưới
Đau nhức răng trong cùng hàm dưới gây khó khăn trong quá trình ăn uống của người bệnh. Thông thường, bệnh sẽ kèm theo một vài triệu chứng như đau buốt khi nhai, sưng lợi, chảy máu chân răng, đau đầu, sốt,..
Vậy đâu là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này? Làm sao để có thể điều trị được dứt điểm? Cùng theo dõi thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp thắc mắc nhé.
1. Nguyên nhân đau nhức răng
Hiện tượng đau nhức răng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về răng miệng. Cụ thể:
1.1 Do răng khôn
Đau nhức răng trong cùng hàm dưới là tình trạng mà ai cũng phải đối mặt trong giai đoạn mọc răng khôn. Lúc này, lợi đã đủ dày, chắc chắn, xương hàm phát triển nên răng khôn có thể bị vùi ở dưới nướu. Từ đó sẽ xuất hiện tình trạng răng khôn mọc lệch lạc, mọc ngầm trong xương hàm.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng cũng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề đau nhức răng hàm dưới vẫn diễn ra. Khi răng đã nhô lên khỏi nướu thì tình trạng đau nhức mới chấm dứt.
1.2 Do sâu răng và viêm tủy
Sâu răng và viêm tuỷ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức răng trong cùng hàm dưới. Do lúc này, vi khuẩn có hại sẽ tấn công và ăn mòn đi lớp men răng bao bọc bên ngoài, dần dần đi sâu vào ngà răng và tuỷ răng gây hiện tượng viêm nhiễm trùng tủy răng, áp xe,…
1.3 Do viêm lợi, viêm nha chu,…
Đau nhức răng là triệu chứng thường thấy của bệnh viêm lợi. Những cơn đau này sẽ thường xảy ra vào ban đêm. Khi bị viêm, các mô xung quanh lợi sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, mẩn đỏ, gây khó chịu cho người bệnh khi ăn uống. Đối với những trường hợp không được phát hiện kịp thời, nguy cơ bị loét và mưng mủ là rất cao.
2. Cách điều trị
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị tình trạng đau nhức răng trong cùng hàm dưới. Thông tin bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề này.
2.1 Nhổ bỏ răng khôn bị lệch lạc
Trường hợp răng khôn bị mọc lệch lạc, mọc ngầm gây hiện tượng đau nhức kéo dài và gây nguy hiểm thì việc nhổ bỏ răng khôn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Với những công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhổ răng được thực hiện rất an toàn, nhẹ nhàng và không gây đau nhiều.
Ngoài ra, những đối tượng răng khôn mọc thẳng, không bị xương hàm cản trở thì biện pháp tách nướu sẽ được áp dụng với mục đích giúp răng khôn nhô lên bình thường.
2.2 Điều trị sâu răng
Khoang miệng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, gây nên hiện tượng sâu răng. Để điều trị tình trạng này, nha sĩ sẽ thực hiện cạo sạch phần mô răng bị hư hỏng. Đối với trường hợp vi khuẩn tấn công sâu vào tủy gây hiện tượng viêm nhiễm thì có thể lấy luôn tủy răng. Tiếp đó, quy trình hàn răng sẽ được tiến hành. Vật liệu chuyên dụng hoặc bọc răng sứ được sử dụng để phục hình răng, lấp kín lỗ sâu để cản trở sự phát triển của vi khuẩn.
2.3 Điều trị viêm lợi, viêm nướu
Lấy cao răng và những mảng bám xuất hiện trên bề mặt răng là biện pháp được nhiều người ưa chuộng dùng để điều trị dứt điểm tình trạng viêm nướu. Sau đó, thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Nướu sẽ dần được cải thiện và hồng hào trở lại, dứt điểm tình trạng đau nhức răng trong cùng hàm dưới.
2.4 Nếu chưa kịp đến nha khoa, bạn có thể dùng cách đơn giản
Nếu bị đau nhức răng trong cùng hàm dưới mà chưa kịp đến tham khảo ý kiến từ nha sĩ, bạn có thể áp dụng các cách sau đây.
Chườm đá lạnh
Việc chườm lạnh sẽ giúp làm giảm cơn đau răng một cách đáng kể. Sử dụng túi chườm đặt lên vùng bị đau nhức để mạch máu tại đó co lại. Theo khuyến cáo, bạn chỉ nên chườm trong khoảng thời gian 15-20 phút, lặp đi lặp lại vài giờ một lần để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nước muối được xem là dung dịch kháng khuẩn tự nhiên, lành tính cao để làm giảm viêm và giảm đau. Từ đó, nó sẽ giúp bảo vệ răng bị tổn thương khỏi tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối còn giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn nhỏ li ti một cách cực kỳ hiệu quả.
Lưu ý, bạn không nên pha nước muối với nồng độ quá cao. Do nó có thể gây hiện tượng kích ứng nướu, làm tổn thương khoang miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc để đảm bảo an toàn.
Kết luận
Đau nhức răng trong cùng hàm dưới tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ xấu đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Bài viết phía trên chúng tôi đã cung cấp cho các bạn nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng trên một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Hy vọng nó sẽ đem đến nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng đau nhức răng.