DÁN RĂNG SỨ CÓ HẠI KHÔNG ? CHĂM SÓC RĂNG SAU KHI DÁN SỨ NHƯ THẾ NÀO ?
Dán sứ là kỹ thuật sử dụng các mặt sứ mỏng để dán lên bên ngoài bề mặt răng. Phương pháp này giúp cải thiện các khuyết điểm của răng miệng mà không tác động trực tiếp vào cấu trúc răng hàm.
Do đó mà có rất nhiều người lựa chọn dán sứ thẩm mỹ để có được nụ cười đều đẹp.
Vậy dán răng sứ có hại không, những ai nên thực hiện dán răng sứ, hãy theo dõi bài viết!
Dán răng sứ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật
Hiện nay, dán răng sứ được rất nhiều người lựa chọn là bởi nó sở hữu khá nhiều ưu điểm. Phương pháp này có khả năng khắc phục hiệu quả một số khuyết điểm nhẹ về răng miệng.
Ví dụ như răng bị sứt mẻ, mòn cạnh, răng mọc thưa, mọc lệch nhẹ, răng nhỏ, hình dạng xấu. Hoặc răng bị ố màu, ngả vàng do vệ sinh không tốt, hút thuốc, dùng kháng sinh… Những trường hợp bị viêm nha chu, khớp cắn lệch nhiều, lỗ sâu răng lớn thì không nên dán sứ.
Không đau, ít tác động đến răng thật
Khác với bọc răng sứ phải mài đi khoảng ¾ răng thật, dán sứ lại không có tác động nhiều. Khi thực hiện dán sứ, người bệnh chỉ cần mài cạnh và một lớp bề mặt rất mỏng. Do đó, răng thật sẽ không bị xâm lấn, được bảo tồn tối đa, hạn chế tình trạng chết tủy. Đồng thời, cũng ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế các bệnh lý về răng miệng.
Dán sứ hoàn toàn không gây cảm giác đau đớn, ê buốt bởi nó không tác động đến răng thật. Nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao để được mài cạnh răng chính xác, cẩn thận.
Miếng dán có đặc tính tự nhiên như răng thật
Khi thực hiện dán sứ, người bệnh sẽ được lựa chọn miếng dán phù hợp với dáng răng. Có màu tương đương với răng thật nên cho ra hàm răng đẹp đều một cách tự nhiên. Ngoài ra, nhiều người sau khi dán sứ cũng cho rằng nó có thể hoạt động, cắn và nhai thức ăn như răng thật, không gây phiền toái, khó chịu.
Dán răng sứ tiết kiệm thời gian và chi phí
Quá trình dán răng sứ được thực hiện khá nhanh chóng, tùy vào số lượng răng cần dán. Miếng dán sứ có độ cứng nhất định, rất khó bị gãy vỡ nên sau khi dán khoảng 2 tiếng, người bệnh đã có thể ăn nhai bình thường.
Bên cạnh đó, chi phí dán răng sứ cũng rẻ hơn bọc sứ và niềng răng thẩm mỹ rất nhiều. Trung bình khoảng 5.000.000 đồng/răng và không nhất thiết phải dán cả hàm. Nên thực hiện dán răng sứ giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều thời gian và tiền bạc.
Giải đáp dán răng sứ có hại không
Vì là phương pháp phổ biến nên dán răng sứ có hại không là vấn đề rất được quan tâm. Thực tế, dán sứ có rất nhiều ưu điểm kể trên, nhưng nếu thực hiện sai kỹ thuật, nó có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Thứ nhất, mài răng quá đà để dán sứ đẹp sẽ khiến tủy bị tổn thương, phải chữa tủy. Dán sứ chỉ phải mài đi một lớp rất mỏng, dán sứ khắc phục răng thưa còn không cần mài. Vậy tại sao lại xảy ra trường hợp nha sĩ mài răng quá ¾ khi thực hiện dán sứ?
Đó là do họ dán sứ sai kỹ thuật, không biết mài răng nên phải xâm lấn vào mô răng. Khi mài nhiều mà chỉ dán một lớp sứ bên ngoài, thức ăn sẽ dễ dàng mắc ở trong răng. Tích tụ lâu ngày sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, sâu răng, ê buốt răng, viêm nha chu…
Thứ hai, dán sứ sai cách cũng có thể khiến khớp cắn bị lệch nhiều hơn. Điều này gián tiếp dẫn tới bệnh thái dương hàm và răng thật cũng bị tổn thương nhiều hơn. Và thứ ba, nếu dán sứ không khít với nhau, vụn thức ăn sẽ mắc kẹt ở đó. Gây tổn thương tổ chức nha chu, làm đổi màu răng sứ, vi khuẩn xâm nhập gây viêm lợi…
Chăm sóc răng sau khi dán sứ đúng cách
Sau khi dán răng sứ, để tránh các rủi ro cho răng miệng, người bệnh cần có chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp. Không nên sử dụng thuốc lá, không uống nước sẫm màu, hạn chế đồ ngọt, thực phẩm quá cứng/dai. Bởi đây đều là những thực phẩm khiến màu răng dễ thay đổi, bị ố vàng. Đồng thời, không nên dùng răng để cắn xé, mở nắp chai… để đảm bảo độ bền cho răng. Nên phân bổ lực nhai cho đều cả hai bên hàm để đảm bảo các răng đều hoạt động tốt.
Về chế độ chăm sóc răng miệng, người bệnh nên đánh răng hai lần mỗi ngày. Lựa chọn loại bàn chải có đầu lông mềm để không làm tổn thương miếng dán. Sử dụng kết hợp cùng chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch răng tốt hơn. Đặc biệt, nên tái khám thường xuyên để được kiểm tra tình trạng răng, độ bám keo dán sứ.
Tìm hiểu thêm: CHĂM SÓC SAU KHI BỌC RĂNG SỨ – NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Tổng kết
Như vậy, dán răng sứ có hại không còn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của bác sĩ. Vì vậy, để tránh những hậu quả xấu, bạn nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín. Hãy chỉ tin tưởng các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong dán răng sứ thẩm mỹ thôi nhé!