Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất

Chia sẻ trên :
27-08-2023 Thùy Lương

Trẻ nhỏ hay gặp những vấn đề về răng miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường cáu gắt, khó chịu ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt và ăn uống. Vấn đề này khiến nhiều phụ huynh tỏ ra rất căng thẳng và không biết cách khắc phục như thế nào hiệu quả.

Vậy trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa nhiệt miệng ở trẻ hiệu quả trong bài viết dưới đây!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay ở trên nướu của trẻ. Những vết này thường không lây lan và sẽ lành lại sau một thời gian tùy, thuộc vào cơ địa của mỗi người.

nhiệt miệng là gì

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ, có thể kể đến một số lý do cơ bản sau:

  • Trẻ em sau khi cai sữa từ 1 – 2 tuổi trở lên có thể tự mình vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày. Nhưng một số trẻ chưa tập được thói quen này khiến cho nấm, vi khuẩn có nhiều trong khoang miệng dẫn đến bị nhiệt miệng.
  • Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh nên để ý xem trẻ có bị rối loạn tiêu hóa hay không. Nếu lượng axit trong dạ dày nhiều sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nhiệt miệng.
  • Cơ thể trẻ thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất như B6, B2, C, kẽm, acid folic, … cũng có thể gây ra tình trạng nhiệt miệng.
  • Không may cắn vào má bên trong miệng, lưỡi gây nên tổn thương nhỏ, sau đó dần dần phát triển thành các vết loét miệng lớn.
  • Trẻ sử dụng những đồ ăn, thức uống có tính cay nóng, đồ chiên rán, nhiều chất béo.
  • Sử dụng không đúng loại kem đánh răng hoặc kem đánh răng có chứa chất sodium lauryl sulfate.
  • Khoang miệng bị nhiễm khuẩn, bị nấm do ăn uống hoặc lây từ người lớn.
  • Trẻ nhỏ đang trong thời gian bú mẹ mà sức khỏe của người mẹ không tốt, bị nóng trong.
  • Chức năng miễn dịch ở trẻ bị suy giảm.

nguyên nhân trẻ bị nhiệt miệng

Ngoài những nguyên nhân nêu trên thì nhiệt miệng có thể xuất hiện kèm các bệnh lý như: HIV/AIDS; rối loạn tự miễn dịch Celiac; viêm đường ruột, loét đại tràng; bị bệnh tự miễn Behcet.

Những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà cho bé

Khi trẻ bị nhiệt miệng, phụ huynh thường khá lo lắng không biết phải làm sao để chữa khỏi nhanh nhất. Sau đây là một số cách trị nhiệt miệng trong một ngày và có thể áp dụng tại nhà:

Sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng

Mật ong có hiệu quả cao để trị nhiệt miệng được cha ông ta sử dụng từ lâu đời. Mật ong lành tính và dễ tìm. Có thể dụng mật ong chữa nhiệt theo các cách sau:

Cách thứ nhất, bôi trực tiếp mật ong lên vết loét:

Vệ sinh sạch sẽ khu vực bị loét ở trẻ. 

Sau đó dùng tăm bông chấm vào mật ong và thấm nhẹ nhẹ nhiều lần để mật ong thẩm thấu sâu vào vết thương.

Để nguyên trong khoảng 5 phút rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. 

chữa nhiệt miệng bằng mật ong

Cách thứ hai, kết hợp mật ong với bột nghệ:

Trộn mật ong với bột nghệ với tỉ lệ 1:2 và khuấy đều.

Chấm hỗn hợp này lên vết loét và để nguyên trong vòng 2-3 phút.

Súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

chữa nhiệt miệng bằng mật ong và bột nghệ

Cách thứ ba là ngậm mật ong nguyên chất: 

Đối với những đứa trẻ đã lớn, phụ huynh nên cho trẻ ngậm mật ong để đạt được hiệu quả cao nhất.

Có thể thấy việc sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng cho trẻ này khá đơn giản, dễ áp dụng. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý trẻ nhà bạn có bị dị ứng với mật ong không, nếu bị dị ứng thì không nên áp dụng cách này.

chữa nhiệt miệng bằng cách ngậm mật ong

Sử dụng rễ cam thảo chữa nhiệt miệng hiệu quả

Rễ cam thảo có hoạt chất DGL – Deglycyrrhizinated được biết đến là hoạt chất chữa nhiệt miệng hiệu quả, Các bậc phụ huynh có thể áp dụng cách này để chữa nhiệt miệng cho trẻ nhà bạn. Theo thống kê mới nhất thì có trên 75% bệnh nhân bị nhiệt miệng cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh sau khi sử dụng cam thảo và lành lặn trong vòng 3 ngày. 

Cách pha nước súc miệng với loại dung dịch này là ngâm cam thảo với nước, cho trẻ súc miệng hàng ngày để trị các vết loét miệng. Nếu không có cam thảo, có thể sử dụng dung dịch DGL cho trẻ súc miệng 2-3 lần trên ngày sẽ giảm nhanh chóng tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em.

cách dùng rễ cam thảo chữa nhiệt miệng

Sử dụng nước củ cải trắng

Củ cải trắng là một loại thức ăn chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các loại vitamin hỗ trợ điều trị tình trạng nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Dùng củ cải trắng rửa sạch rồi gọt vỏ. Sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để dầm nhuyễn hoặc có thể dùng máy xay sinh tố để làm nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt này để súc miệng cho trẻ từ 5 – 7 lần trong ngày.

Ngoài ra, có thể lấy củ cải nấu canh để trẻ ăn. Canh củ cải hỗ trợ làm mát gan, trị mụn nhọt, nhiệt miệng. Sử dụng cùng lúc hai cách như vậy giúp làm giảm nhanh chóng tình trạng đau rát, khó chịu ở miệng.

chữa nhiệt miệng cho trẻ bang nước củ cải trắng

Sử dụng nha đam (lô hội) chữa nhiệt miệng

Việc sử dụng nha đam hay còn gọi là lô hội để chữa nhiệt miệng ở trẻ là một trong những cách chữa nhiệt miệng cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Lấy nha đam cắt bỏ phần vỏ, ép phần thịt lấy gel bôi vào những chỗ nhiệt miệng sưng đỏ, vết lở loét. Bôi nhiều lần trong ngày để vết loét được cải thiện. Tuy nhiên cần lưu ý trẻ em dưới 12 tháng tuổi nên hạn chế sử dụng.

sử dụng nha đam chữa nhiệt miệng

Sử dụng giấm táo trị nhiệt miệng cho trẻ

Giấm táo có tác dụng trị viêm nhiễm do nấm vi khuẩn ở khoang miệng do trong hợp chất này có một lượng axit hữu cơ. Cách sử dụng giấm táo để trị nhiệt miệng như sau:

Cho 1 muỗng cà phê giấm táo vào 1 cốc nước khoảng 200ml khuấy đề

Sử dụng hỗn hợp này cho trẻ súc miệng khoảng 30 giây đến 1 phút.

Nhổ ra và súc miệng kỹ để tránh làm hỏng men răng. 

Cách này có thể cho trẻ sử dụng hàng ngày đến khi hết vết nhiệt miệng.

dùng giấm táo chữa nhiệt miệng hiệu quả

Sử dụng trà xanh

Trong lá trà xanh có chứa nhiều hoạt chất chứa kháng sinh tự nhiên và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, trà xanh còn hỗ trợ làm mát cơ thể cho người sử dụng. Cho nên lá trà có tác dụng điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả.

Chuẩn bị lá chè xanh tươi rửa sạch. Sau đó cho nước vào đun sôi cho đến khi các lá chè ra hết nước. Để nước nguội rồi sử dụng để súc miệng, ngậm trong miệng từ 5-10 phút. Thực hiện nhiều lần mỗi ngày sẽ giảm nhiệt miệng cho trẻ nhanh chóng. lá trà có tác dụng điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả

Sử dụng bột sắn dây

Bột sắn dây có tính bình, vị ngọt, có chức năng giải độc và làm mát cơ thể khi đi vào tỳ, vị, phế. Nhờ công dụng này mà sắn dây rất được ưa chuộng làm thức uống mùa hè. Không những tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.

Sử dụng khoảng 10 đến 15 gam bột sắn dây pha loãng với nước đun sôi để nguội rồi cho trẻ uống. Nên sử dụng 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Cần lưu ý nên để chín bột sắn dây vì bột còn sống sẽ giảm tác dụng trị nhiệt. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên sử dụng bột sắn dây. Ngoài ra, ba mẹ cũng không nên thêm đường vào bột sẽ làm giảm tác dụng, các vết loét sẽ càng sâu và rộng hơn.

cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Sử dụng sữa chua

Sữa chua giúp lợi khuẩn do sự hiện diện của các lợi khuẩn sống như Lactobacillus. Trường hợp trẻ nhà bạn bị nhiệt miệng là do vi khuẩn HP, đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa gây ra thì sử dụng sữa chua sẽ rất tốt. Không những có tác dụng điều trị nhiệt miệng mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ, giảm tình trạng viêm, đau dạ dày.

bị nhiệt miệng nên ăn sữa chua

Sử dụng các loại lá có tính mát, thanh nhiệt

Ngoài ra những phương pháp điều trị nhiệt miệng cho trẻ nêu trên, ba mẹ còn có thể sử dụng một số loại lá có tính mát, thanh nhiệt. Một số loại dễ dàng tìm thấy ở xung quanh nhà như rau diếp cá, rau ngót, lá bàng, lá khế chua, cây rau đắng… Các loại lá này rất tốt và an toàn, hiệu quả trong việc điều trị nhiệt miệng.

Sử dụng các loại lá có tính mát, thanh nhiệt

Tổng kết 

Trẻ bị nhiệt miệng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cha mẹ nên bổ sung thực đơn hằng ngày cho trẻ bằng nhiều loại thức ăn. Chú ý những loại thức ăn bổ sung dưỡng chất đang bị thiếu hụt ở con trẻ. Đặc biệt không cho trẻ ăn đồ ăn cay, nóng. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và thực phẩm làm mát cơ thể. 

Trên đây là những nguyên nhân bị nhiệt miệng và cách chữa trị hiệu quả, nhanh chóng. Các bậc cha mẹ có thể áp dụng dễ dàng với những nguyên liệu sẵn có ngay tại nhà. Trường hợp trẻ bị nặng hoặc đã sử dụng những phương pháp này mà nhiệt miệng không có dấu hiệu thuyên giảm cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]