CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU AI CŨNG CẦN BIẾT KHI THỰC HIỆN NONG HÀM
Khi niềng răng, nhiều trường hợp phải thực hiện một kỹ thuật để tăng diện tích vòm miệng hàm trên. Phương pháp đó gọi là nong hàm, được sử dụng khá phổ biến để hạn chế phải nhổ răng. Tuy nhiên vẫn chưa có nhiều người hiểu rõ về kỹ thuật này, hãy theo dõi bài viết sau. Nha Khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ chi tiết về những thông tin cần biết trước khi thực hiện!
Nong hàm là gì, khi nào cần thực hiện phương pháp này?
Biện pháp chỉnh nha nong rộng hàm trên được thực hiện nhằm mục đích tăng thêm diện tích khoang miệng. Để nới rộng vòng hàm trên, kỹ thuật này sẽ sử dụng một số khí cụ chuyên dụng. Từ đó làm tăng khoảng cách giữa các răng để thực hiện chỉnh nha dễ dàng hơn. Đặc biệt là trong niềng răng, nó sẽ giúp hạn chế việc phải nhổ đi quá nhiều răng.
Phương pháp này có thể sử dụng với cả người lớn và trẻ em, hiệu quả tốt ở dưới 18 tuổi. Những trường hợp cần phải sử dụng kỹ thuật này có thể kể đến như sau:
Vòng hàm quá hẹp khi niềng răng, cần phải kết hợp nong rộng hàm; để khuôn mặt cân đối, hài hòa hơn. Nha sĩ cũng có thể vừa nong rộng hàm vừa nhổ răng trong trường hợp vòng hàm quá hẹp.
Vòng hàm không hẹp nhưng không đủ chỗ để sắp xếp các răng, cần được nong với tỷ lệ nhỏ. Để tránh phá vỡ cấu trúc khuôn mặt, nên kết hợp cả nong rộng hàm và nhổ răng.
Hàm bị méo, khớp cắn lệch lạc cần phải nong rộng một bên để tương xứng với bên còn lại. Trường hợp này cần nong rộng với tỷ lệ lớn hơn để hai hàm có thể cân đối với nhau.
Xem thêm: Kĩ thuật nong hàm trong niềng răng cho bé 9 tuổi
Những thông tin cơ bản cần biết khi thực hiện
Khi thực hiện, người bệnh được đeo khí cụ để đẩy các răng hàm trên giãn cách. Hành động này làm tạo ra khoảng trống giữa hai xương khẩu cái, dần dần được mô sụn lấp đầy. Hàm trên sẽ được nới rộng ra sau khi xương mới hình thành, làm tăng diện tích khoang miệng.
Nong rộng hàm sử dụng những khí cụ nào?
Phương pháp này có thể được thực hiện bằng nhiều loại khí cụ với chất liệu khác nhau:
Hàm nong có nền nhựa acrylic kết hợp cùng dây cung kim loại, chốt khóa dãn nở. Thông qua nền nhựa cứng, khí cụ sẽ tác động vào niêm mạc, hạn chế răng lung lay, nứt, vỡ.
Hàm nong không có nền nhựa bao gồm chốt khóa, khung thép kim loại, không gây kích ứng khoang miệng. Tuy nhiên, khí cụ này dễ khiến răng bị lung lay, vỡ nứt vì lực tác động lên răng lớn. Ở trẻ em, thanh kim loại sẽ được thiết kế vừa khít bề mặt răng hàm; ở người lớn, nó sẽ ôm quanh răng hàm và tiền hàm.
Có những biện pháp nào được sử dụng hiện nay?
Trong quá trình nong rộng hàm, các nha sĩ có thể thực hiện nhiều phương pháp tùy từng trường hợp:
- Phương pháp RPE tập trung chủ yếu vào tốc độ nới rộng diện tích xương. Nha sĩ sử dụng khí cụ có tốc độ từ 0,5mm – 1mm/tuần, khi ấy hai răng cửa sẽ không đều nên cần thực hiện chỉnh nha sau khi nong rộng hàm nhanh xong.
- Phương pháp nong chậm với khí cụ có tốc độ mở rộng 1mm/tuần; kỹ thuật này ít đau hơn và giảm khoảng cách của hai răng cửa.
- Phương pháp có mini – implant hỗ trợ để dễ dàng ép sụn xương dãn ra. Kỹ thuật này thường được thực hiện ở người trưởng thành, phải sử dụng khoảng 2 – 4 chiếc mini – implant.
- Phương pháp nong bằng dây cung trong trường hợp răng chen chúc không đáng kể, tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ không cao.
Nong có đau không, mất bao lâu?
Thời gian đầu khi thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức do các mô sụn bị tác động. Tùy vào thiết bị, độ mở vít và tay nghề của nha sĩ mà mức độ đau sẽ khác nhau. Sử dụng khí cụ trong phương pháp nong nhanh sẽ gây cảm giác đau hơn so với nong chậm.
Thời gian hoàn thành nong rộng hàm ở trẻ em và người lớn cũng không giống nhau. Người lớn sẽ mất lâu hơn vì hàm đã phát triển ổn định, từ 6 – 12 tháng, trẻ em trong khoảng 2 – 3 tháng. Để đảm bảo xương hàm không bị di chuyển về vị trí cũ sau khi nong; người bệnh vẫn cần đặt khí cụ trong miệng thêm 1 – 2 tháng nữa.
Chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng khi nong ?
Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh phải đeo khí cụ vì vậy vệ sinh răng miệng sẽ khó hơn. Đặc biệt là các góc cạnh của khí cụ rất dễ bị dính lại thức ăn thừa, cần phải loại bỏ thật sạch sẽ.
Nên sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng đặc biệt như tăm nước, bàn chải lông mềm. Đồng thời, hãy súc miệng bằng nước muối thường xuyên để tăng cường khả năng kháng khuẩn.
Sau khi nong, nên hạn chế đồ ăn quá dai hoặc quá cứng, nên ăn thành những miếng nhỏ. Chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người bệnh để tăng đề kháng, vết thương mau lành.
Trong những ngày đầu mới nong, việc phát âm sẽ hơi khó khăn, không chuẩn chữ. Vì vậy, hãy cố gắng nói chậm, sử dụng lưỡi để nói rõ chữ hơn; đồng thời nên luyện đọc, luyện hát để quen với khí cụ hơn.
TỔNG KẾT
Trên đây là thông tin về nong hàm mà Nha Khoa Đông Nam Á muốn chia sẻ tới mọi người. Hãy truy cập website Nhakhoadongnama.vn – hotline 0911 222 798 để được tư vấn, đặt lịch khám răng nhanh chóng. Hãy đến với Nha Khoa Đông Nam Á, đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp cùng thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn khắc phục mọi vấn đề về răng miệng!