Chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì và cách điều trị
Hiện nay, chảy máu chân răng đã trở thành nỗi lo sợ của rất nhiều người. Bởi nó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu, viêm nha chu,.. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể do một số nguyên nhân như sử dụng nhiều thuốc, chỉ nha khoa, bàn chải cứng, hút thuốc lá,… Để biết rõ hơn về hiện tượng trên hãy cùng theo dõi thông tin phía dưới đây.
1. Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là khái niệm dùng để chỉ tình trạng các mô mềm quanh răng bị tổn thương làm cho các mạch máu bị vỡ ra, kèm theo một số biểu hiện như hôi miệng, sưng nướu,… Bên cạnh đó, nó cũng là tiềm ẩn của một số bệnh khác. Hiện tượng này xuất hiện ở mọi đối tượng.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu chân răng
Tình trạng chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,.. hoặc cũng có thể do những nguyên nhân tại chỗ. Hãy cùng chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân thường gặp nhất.
2.1 Bệnh viêm nướu
Nướu (còn có tên gọi khác là lợi) là tập hợp các mô mềm có tác dụng bảo vệ và giữ cho răng được vững chắc. Tình trạng viêm nướu được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên chảy máu chân răng.
Trong quá trình ăn uống, những mảng thức ăn thừa còn bám lại ở chân răng không được vệ sinh sạch sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển. Tiếp đó, chúng sẽ tập trung tấn công vào vùng nướu quanh chân răng gây nên hiện tượng sưng và chảy máu.
2.2 Sử dụng nhiều thuốc
Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học mới đây cho rằng, người thường xuyên phải sử dụng thuốc chống động kinh, hóa trị liệu, điều trị ung thư, thuốc cho đối tượng mắc đau tim,… sẽ làm răng nguy cơ gặp phải tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày sẽ gây nên hiện tượng thiếu hụt vitamin K, từ đó cũng gây nên tình trạng trên.
2.3 Do dùng chỉ nha khoa
Bạn nên tìm hiểu kỹ càng hướng dẫn trước khi sử dụng loại dụng cụ này. Để không làm tổn thương đến nướu răng gây chảy máu, nên dùng lực vừa phải.
2.4 Do dùng bàn chải cứng
Việc sử dụng bàn chải có đầu lông cứng khi vệ sinh răng miệng sẽ rất dễ làm tổn thương và gây trầy xước nướu. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những chiếc bàn chải mềm hoặc bàn chải điện để loại bỏ những mảng thức ăn thừa một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ nha sĩ để lựa chọn loại bàn chải đánh răng phù hợp với tình trạng răng miệng của bản thân.
2.5 Thói quen xấu hút thuốc lá
Những người thường xuyên hút thuốc sẽ có nhiều cao răng hơn những người bình thường. Các hoá chất độc hại có trong thuốc tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển gây hiện tượng viêm nha chu. Từ đó, lượng máu được vận chuyển đến để nuôi các mô mềm quanh răng sẽ bị giảm, bao gồm cả nướu.
2.6 Thiếu vitamin và khoáng chất
Trong một số thực phẩm mà bạn ăn thường ngày có chứa thành phần gây kích ứng nướu và làm chảy máu. Do đó, cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng chúng.
Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng chảy máu chân răng là do sự thiếu hụt vitamin C, vitamin K của cơ thể, những loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung vitamin C và K bằng việc ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây và củ quả.
3. Cách bảo vệ và phòng tránh tình trạng chảy máu chân răng
Để ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng, bạn cần xây dựng cho bản thân thói quen ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc răng miệng hiệu quả nhất. Cụ thể:
3.1 Có biện pháp vệ sinh răng miệng kỹ càng, hợp lý
Đây được xem là bước đơn giản nhất giúp kiểm soát tình trạng chảy máu khi đánh răng. Theo khuyến cáo từ nha sĩ, bạn nên chải răng 2 lần mỗi ngày vào lúc mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, việc đánh răng đúng kỹ thuật cũng rất quan trọng, đánh dọc từ trên xuống và từ dưới lên theo vị trí của chân răng để loại bỏ được mảng bám hiệu quả nhất. Sử dụng bàn chải có đầu lông mềm cùng với lực tác động vừa phải khi đánh răng để không gây tổn thương niêm mạc lợi, gây chảy máu chân răng.
3.2 Kiểm tra răng miệng định kỳ
Mỗi năm, bạn nên gặp nha sĩ 2 lần để thăm khám tình trạng răng miệng. Tại đây, họ sẽ phát hiện kịp thời những bệnh răng miệng tiềm ẩn và hướng dẫn đánh răng đúng cách. Việc đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ những mảng thức ăn thừa trên đường nướu, ngăn ngừa tình trạng viêm nha chu và chảy máu chân răng.
3.3 Bổ sung thêm vitamin
Vitamin C và vitamin K rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy vết thương nhanh lành. Bên cạnh đó, vitamin K giúp hạn chế tối đa tình trạng chảy máu tại chân răng.
Để bổ sung vitamin C, K bạn có thể ăn các loại trái cây như cam, bưởi, chanh, chuối và củ cải. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng dầu cá, bởi trong thành phần của nó có chứa canxi, magie và những chất chống viêm rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
3.4 Lấy cao răng định kỳ
Việc làm này đem lại hiệu quả cao trong quá trình khắc phục vấn đề trên. Cao răng tích tụ lâu ngày quanh chân răng là nguyên nhân chính làm vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ gây tình trạng viêm đỏ ở lợi và chảy máu.
Tìm hiểu thêm: Có nên lấy cao răng? Thời gian lấy cao răng định kỳ phù hợp nhất
Kết luận
Thông tin bài viết phía trên là toàn bộ những vấn đề liên quan đến tình trạng chảy máu chân răng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Sau khi đọc bài viết, hy vọng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều kiến thức hữu ích về hiện tượng trên.