8 cách giảm đau khi niềng răng cực kỳ hiệu quả có thể áp dụng tại nhà

Chia sẻ trên :
13-08-2023 Thùy Lương

Niềng răng là một phương pháp được nhiều người quan tâm với mong muốn sở hữu hàm răng đẹp và đều. Tuy nhiên, nhiều người lại cảm thấy khá e ngại vì sẽ cảm thấy đau trong quá trình niềng răng và ảnh hưởng đến sinh hoạt. 

Vậy niềng răng có thật sự đau không? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn top 8 cách giảm đau khi niềng răng cực kỳ hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. 

Có thật sự đau khi niềng răng không ? 

Niềng răng là một phương pháp nha khoa được thực hiện bằng các khí cụ như mắc cài hoặc khay niềng. Các khí cụ được dùng để tạo lực tác động giúp răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Khi niềng răng, cảm giác đau chỉ xảy ra ở giai đoạn đầu và thời điểm siết dây cung hoặc thay khay niềng. Do đó, niềng răng sẽ đau nhưng chỉ xảy ra trong giai đoạn khi mới niềng răng. 

Các cơn đau thường căng tức, ê buốt và gần như không có cảm giác đau đớn như nhiều người lo ngại. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiến hành niềng răng ngay. 

Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn những nha khoa có độ uy tín cao với tay nghề chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giảm bớt cơn đau. Và Sea Dental là một trong những nha khoa có độ uy tín, chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhiệt tình. 

Những nguyên nhân dẫn đến niềng răng bị đau

Nếu bạn cảm thấy đau răng trong quá trình niềng răng thì có thể do một số nguyên nhân chính dưới đây: 

  • Khi di chuyển răng: Trong giai đoạn niềng răng, bác sĩ sẽ dùng lực kéo các răng dịch chuyển. Do đó, lúc này bạn sẽ cảm thấy răng bị đau và ê buốt trong vòng từ 2-3 ngày. Khi đó bạn chỉ nên ăn các thức ăn loãng như cháo, súp để có thể phục hồi trong vòng 1 tuần. 
  • Do nhổ răng: Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ thăm khám và tiến hành nhổ bỏ những răng thường để tạo các khoảng trống di răng. Bác sĩ sẽ chỉ định số lượng răng cần nhổ để đảm bảo đúng với phác đồ đã đưa ra. Trong quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê nên bạn sẽ không có cảm giác đau đớn nhiều. 
  • Do chưa quen với khí cụ/mắc cài: Khi mới sử dụng khí cụ hoặc mắc cài, bạn sẽ cảm thấy đau do gắn các khí cụ niềng răng. Bởi vì các khí cụ này sẽ vướng vào phần môi má làm trầy xước các vị trí tiếp xúc. Bên cạnh đó, thời gian ban đầu khi gắn mắc cài các răng sẽ hơi đau ê nhưng tầm từ 1-2 tháng sẽ không cảm thấy đau nữa.

Top 8 cách giảm đau khi niềng răng ngay tại nhà

Bạn hoàn toàn có thể giảm đau khi niềng ngay tại nhà bằng 8 cách đơn giản dưới đây nhưng vô cùng hiệu quả: 

Sử dụng đá lạnh để chườm

Đây là một trong những cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Bạn có thể dùng túi chườm chứa đá lạnh lăn vào những khu vực bị đau trong vài giờ đầu. 

Cách này sẽ giúp bạn giảm đau và giảm sưng một cách đáng kể. Bên cạnh đó, bạn có thể ngậm nước đá hoặc ăn thực phẩm lạnh như kem giúp giảm đau đáng kể.

Sử dụng nước muối để súc miệng 

Khi đeo khí cụ nha khoa niềng sẽ tạo ra lực tác động lên răng và gây cảm giác ê buốt, khó chịu. Bên cạnh đó, mắc cài có thể tiếp xúc với khoang miệng gây trầy xước hoặc tổn thương. 

Bạn có thể súc miệng bằng nước muối pha loãng với nước ấm để làm giảm cơn đau, làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. 

Dùng sáp nha khoa 

Một trong những cách giảm đau khi niềng răng mà bạn có thể áp dụng tạm thời đó là sử dụng sáp nha khoa. Sáp nha khoa sẽ có tác dụng tạo lớp đệm, giảm tình trạng các mô mềm trong khoang miệng cọ xát với mắc cài gây trầy xước, viêm nhiễm. 

Chỉ nên ăn thức ăn mềm, loãng

Khi mới niềng răng bạn sẽ cảm thấy răng rất đau và khá ê buốt trong khoảng thời gian đầu. Do đó, bạn chỉ nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như canh, súp hoặc cháo. 

Xem thêm tại: CHIA SẺ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ CÁCH VỆ SINH RĂNG NIỀNG HIỆU QUẢ

Massage nướu răng 

Bạn nên thường xuyên massage nướu răng để hạn chế cảm giác đau nhức và làm quen với các khí cụ nha khoa. Khi massage nướu răng, bạn chỉ cần dùng tay nhẹ nhàng xoa bên ngoài để các mô được thoải mái hơn. 

Chăm sóc răng miệng đúng cách 

Hằng ngày, khi ăn uống cặn thức ăn rất dễ bị mắc vào kẽ răng hoặc mắc cài và tích tụ lâu ngày trở thành các mảng bám. Nếu bạn không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì sẽ dễ bị các bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi. 

Chính vì vậy, bạn nên vệ sinh răng miệng thường xuyên bằng bàn chải chuyên dụng, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để tránh làm bung mắc cài gây đau nhức răng. 

Sử dụng thuốc giảm đau

Đây là một cách giảm đau cực kỳ hiệu quả nhưng bạn không nên lạm dụng biện pháp này. Tuy nhiên, bạn có thể uống thuốc giảm đau theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. 

Sử dụng thuốc tê 

Thuốc tê cũng là một cách giảm đau tạm thời khi niềng răng mà bạn có thể cân nhắc. Nhược điểm của thuốc này đó là hiệu quả giảm đau không kéo dài lâu nên bạn cần phải cân nhắc thời điểm sử dụng thích hợp. 

Bật mí chế độ ăn khi niềng răng để giảm đau 

Dưới đây là một số chế độ ăn phù hợp mà bạn có thể sử dụng trong quá trình niềng răng để giảm đau:

  • Không nên cắn trực tiếp bằng răng trước: Bạn nên cắt nhỏ thực phẩm rồi từ từ đưa vào phần răng hàm để nhai kỹ. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ các răng phía trước và hạn chế vướng thức ăn vào mắc cài. 
  • Ăn đồ ăn mềm: Khi mới niềng răng, bạn sẽ cảm thấy đau ê ẩm trong vài ngày đầu. Trong những ngày này, bạn chỉ nên ăn các món mềm như cháo, súp để tập làm quen với các khí cụ.
  • Nhai thật chậm: Bạn nên nhai thật chậm để tránh sự va chạm của thức ăn với mắc cài. Ngoài ra, nhai chậm sẽ giảm được cảm giác đau khi sử dụng răng để hoạt động.
  • Hạn chế ăn đồ ăn dính: Những đồ ăn dính như kẹo dẻo, xôi nếp, kẹo cao su sẽ dính vào mắc cài gây cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bạn muốn chúng biến mất thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này để tránh trường hợp dính vào mắc cài.

Kết luận  

Bài viết trên đã giúp bạn biết được top 8 cách giảm đau khi niềng răng ngay tại nhà. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cung cấp một số thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình niềng răng. 

Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ niềng răng uy tín chất lượng, hãy đến ngay SEA DENTAL để được tư vấn. SEA DENTAL tự hào là cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi với công nghệ niềng răng hiện đại. 

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]