TIẾT LỘ CÁCH CẦM MÁU KHI NHỔ RĂNG

Chia sẻ trên :
01-12-2022 Thùy Lương

Chảy máu răng khi nhổ răng là điều bình thường ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều và không ngừng nghỉ sau 8h thậm chí kéo dài 2-3h và xuất hiện những hiện tượng đau sưng răng dữ dội thì có thể do một số tác động mạnh của bạn đến răng. Những thói quen xấu của bạn hằng ngày có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến vị trí nhổ răng. 

Vậy nguyên nhân là gì thì dưới đây Nha Khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ một số nguyên nhân và cách cầm máu khi nhổ răng.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu khi nhổ răng

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu răng khi nhổ có thể do tổn thương nướu và mạch máu ở các niêm mạc. Có thể nha sĩ mở vết thương lớn quá hoặc vô tình làm tổn thương đến các mạch máu ở xung quanh răng. Sau khi nhổ răng xong bệnh nhân gây tác động mạnh tới răng trong quá trình ăn uống điều đó cũng sẽ dẫn đến liên tục chảy máu chân răng. Nếu tình trạng chảy máu nhiều và không kiểm soát được thì sẽ bị u máu xương hàm, cần lưu ý đến nha khoa gặp các bác sĩ để khắc phục tình trạng.

Ngoài ra, yếu tố bị chảy máu chân răng cũng có thể bắt nguồn từ bệnh nhân, có thể bệnh nhân đang mắc phải một số triệu chứng làm cho gây biến chứng chảy máu răng kéo dài khi nhổ răng. Thiếu vitamin C, trong thời kỳ kinh nguyệt của nữ giới cũng khiến cho tình trạng chảy máu răng sau khi nhổ.

Cách cầm máu khi mổ răng

Vấn đề chảy máu răng sau khi nhổ được rất nhiều bệnh nhân hỏi thì các nha sĩ của Nha Khoa Đông Nam Á có chia sẻ cho các bạn một vài mẹo sau đây để bạn có cách khắc phục tại nhà.

cách cầm máu hiệu quả

Cố định băng gạc đây là phương pháp thông thường và phổ biến

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ đặt một miếng băng gạc vào vị trí nhổ, băng gạc sẽ giúp thấm bớt máu bị chảy ra và giúp máu đông nhanh hơn. Nên đặt băng gạc chỗ nhổ khoảng 15-30 phút để máu hạn chế bị chảy ra. Nếu trong quá trình nhổ bạn sơ ý làm rơi băng gạc thì hãy thay băng gạc mới bằng cách:

  • Đầu tiên, rửa sạch tay, sau đó lấy một miếng băng gạc và làm ấm
  • Bước 2: cuộn nhỏ hoặc gấp làm sao cho vừa với vết thương
  • Bước 3: Đặt miếng băng gạc vào vị trí bị thương, lưu ý nên nhẹ nhàng 
  • Bước 4: Cắn chặt miếng băng gạc nên hạn chế nói chuyện và há miệng cười to

Tránh các hoạt động mạnh đến răng

Để máu đông không bị chảy ra và nằm yên vị trí bạn cần hoạt động nhẹ nhàng, tránh chạy nhảy hay khiêng vác đồ nặng,.. Những hoạt động mạnh nào cũng có thể khiến cục máu đông trong răng bị vỡ ra khỏi ổ răng. Vì vậy, nên cẩn thận những hoạt động mạnh, máu đông tại vị trí vừa nhổ sẽ giúp bạn ngăn chặn được máy bị chảy, giúp làm lành vết thương nhanh. Đặc biệt, máu đông ở vị trí răng sẽ giúp ngăn chặn thức ăn rơi vào ổ răng bị nhổ gây ra viêm nhiễm răng.

Hạn chế tạo áp lực trong miệng sau khi nhổ răng

Trong vòng 24h sau khi nhổ răng, nếu bạn không để ý thì một số hành động bạn xem là đơn giản nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình làm lành vết thương như khạc nhổ, há miệng to, sử dụng ống mút hay hắt xì mạnh. Những điều này vô tình sẽ tạo áp lực mạnh trong miệng của bạn nó không hề tốt cho vết thương của bạn. Ngoài ra, chơi những nhạc cụ như kèn, sáo,.. cũng làm cho răng bạn bị chảy máu. Nên hãy hạn chế những tác động mạnh trong vài ngày sau khi nhổ răng.

Nghỉ ngơi và luôn vệ sinh răng miệng đúng cách 

đánh răng bị chảy máu

Sau khi nhổ răng xong bạn nên cẩn thận trong quá trình vệ sinh răng miệng và cần được nghỉ ngơi. Không nên làm gì sau khi nhổ răng xong vì lúc này cơ thể bạn vừa chịu sự tổn thương nên hãy nghỉ ngơi và thư giãn. Nghỉ ngơi sẽ giúp máu nhanh đông và vết thương sau khi nhổ răng cũng nhanh chóng lành.

Khi vệ sinh răng miệng thì bạn nên dùng bàn chải nhẹ nhàng, tránh chảy vào vị trí vết thương của răng vừa nhổ. Nên sử dụng bàn chải lông mềm và sử dụng chỉ nha khoa sau các bữa ăn. Nhưng bạn hãy nhớ rằng vẫn luôn vệ sinh lưỡi nhé, sau một vài vết thương đã lành và ổn định thì bạn có thể dùng nước súc miệng để  vùng miệng được sạch.

Ăn uống hợp lý và không nên sử dụng thuốc lá

Cách cầm máu khi nhổ răng thì bạn không nên hút thuốc lá để làm cho vết thương mau lành thì bạn tuyệt đối không hút thuốc bởi thuốc lá sẽ làm vết thương của bạn gặp nhiều biến chứng hơn và tình trạng máu chảy nhiều hơn. Ngoài ra, việc ăn uống bạn nên chú ý, thường nhiều người nhổ răng họ thường có quan điểm không ăn gì. Sau đây nha khoa Đông Nam Á sẽ lập cho bạn một list danh sách những món ăn nên và không nên ăn trong khi vừa nhổ răng xong: 

  • Bạn nên ăn những thức ăn dạng lỏng, mềm như: súp, cháo,.. Nên sử dụng các món ăn được xay nhuyễn và bổ sung thêm nhiều vitamin từ các loại rau củ quả. Đặc biệt các chất protein được xay nhuyễn như thịt, cá,..
  • Bạn không nên ăn những đồ ăn nhai mạnh, hay phải cắn những thức cứng giòn. Các đồ ăn cứng có thể sẽ bị mắc vào vết thương bạn vừa mổ và làm gián đoạn quá trình làm lành vết thương.

Bài viết liên quan: SAU KHI NHỔ RĂNG KHÔN BAO LÂU THÌ ĐƯỢC ĂN?

Kết luận

Hy vọng, những thông tin về cách cầm máu khi nhổ răng sẽ giúp bạn ứng phó được những trường hợp chảy máu răng. Rất đơn giản và có thể thực hiện được ngay tại nhà, nhưng nếu răng bạn sau khi nhổ chảy máu quá nhiều và vết thương nặng hơn thì bạn nên đến nha khoa để kiểm tra nhé. Hãy nên chọn những nha khoa có uy tín, chất lượng để quá trình nhổ răng được thuận lợi tránh sau khi nhổ không thuận lợi khiến cơn đau càng đau hơn chảy máu nhiều và gây viêm nhiễm.

Bài viết liên quan

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

Niềng Răng Mắc Cài – Phương Pháp Phổ Biến Nhất ở Hà Nội

Khi nói đến việc cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, niềng răng mắc cài đã trở thành một lựa chọn hàng đầu ở Hà Nội. Với sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật nha khoa, phương pháp này không chỉ đem lại hiệu quả thẩm mỹ […]