MẸ BẦU BỊ CHẢY MÁU CHÂN RĂNG – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ HIỆU QUẢ

Chia sẻ trên :
22-12-2022 Thùy Lương

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Đồng thời, cũng cần phải có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, mẹ nên tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, sắt, protein… Do đó hiện tượng bầu bị chảy máu chân răng khá phổ biến bởi những sự thay đổi trên. 

Khi gặp tình trạng này, tuyệt đối không được lơ là, mẹ bầu nên tìm cách điều trị dứt khoát. 

Theo dõi bài viết sau, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn về nguyên nhân, biến chứng và cách khắc phục triệu chứng này! 

Mẹ bầu bị chảy máu chân răng do đâu?

Trong thai kỳ, đa số mẹ bầu đều gặp phải hiện tượng chân răng bị chảy máu. Thông thường, đây chỉ là một dạng viêm nhẹ, hay còn gọi là viêm nướu, viêm lợi. Những nguyên nhân phổ biến thường là do sự thay đổi cơ thể của mẹ, dẫn đến mắc các bệnh lý về răng miệng. 

Chảy máu chân răng

Do thay đổi nội tiết tố, hàm lượng canxi trong cơ thể

Khi mang thai, mẹ bầu cần cung cấp nhiều thực phẩm chứa sắt, canxi và protein. Mẹ phải đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi để bào thai có thể hình thành hệ xương. Do đó, hàm lượng canxi của phụ nữ mang thai phải cao gấp nhiều lần bình thường. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai kỳ, không phải lúc nào mẹ bầu cũng được cung cấp đủ canxi. Vậy nên, khi bị thiếu, hệ xương của mẹ sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là về răng miệng. 

Bên cạnh đó, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều sự thay đổi. Điển hình là sự thay đổi của hai hormone Progesterone và Estrogen khiến chân răng bị chảy máu nhiều hơn. 

Do mắc các bệnh lý về răng miệng

Hiện tượng bầu bị chảy máu chân răng còn có thể do thay đổi chế độ dinh dưỡng, dẫn đến gây ra các bệnh lý về răng miệng. Khi mang thai, mẹ thường thèm ăn các đồ chua ngọt nên dễ xảy ra tình trạng bị sâu răng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai còn có thể gặp một số bệnh lý khác như viêm nha chu, viêm nướu, u nhú thai nghén… 

Trong đó, viêm nướu là tình trạng phổ biến nhất, xuất hiện từ tháng thứ hai của thai kỳ. Biểu hiện của căn bệnh này là tình trạng nướu bị sưng đỏ, có mùi hôi, chảy máu chân răng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành viêm nha chu, sâu răng, mòn răng thậm chí là mất răng. 

Ngoài ra, ở tháng thứ ba của thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp hiện tượng u nhú thai nghén. Khi đó, mẹ sẽ thấy xuất hiện một cục u màu đỏ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, chúng gây chảy máu chân răng và có thể bị loét. 

Bài viết tham khảo: ĐAU RĂNG KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM CHO CON HAY KHÔNG?

Bầu bị chảy máu chân răng gây nhiều biến chứng nguy hiểm

canh bao khi chay mau chan rang

Mặc dù bầu bị chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến, hầu hết ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, mẹ không được chủ quan bởi nếu để lâu, nó có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của em bé trong bụng. 

Ngay khi bị viêm lợi, mẹ nên đi khám và điều trị dứt khoát, nếu để kéo dài đến tình trạng viêm nha chu, mẹ có thể bị tiền sản giật. Hơn thế, em bé cũng sẽ bị kém phát triển, dẫn tới sinh non, thai nhi nhẹ cân. 

Cách ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả cho mẹ bầu

Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng, mẹ bầu nên đến thăm khám nha sĩ. Khi đó, mẹ sẽ được khám chi tiết, cụ thể và có phương án điều trị tốt nhất. 

Để làm giảm tình trạng đau nhức, chảy máu, mẹ có thể sử dụng nước súc miệng không cồn. Như vậy sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng chân răng chảy máu. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên đi cạo vôi răng định kỳ để loại bỏ sạch sẽ vi khuẩn. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ để dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng. 

Ngoài ra, các phương pháp tự nhiên cũng khá hiệu quả trong điều trị viêm lợi nhẹ. Ví dụ, uống trà xanh giúp ngăn ngừa mảng bám, mật ong giúp nướu khỏe mạnh. Lô hội giúp giảm sưng đau, tinh dầu tràm trà giúp diệt vi khuẩn, trà xô thơm giúp kháng viêm hiệu quả… 

Giai đoạn mang thai rất nhạy cảm, vì thế mẹ bầu nên hỏi ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm, thực phẩm nào để điều trị. 

cach chua viem loi rang

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng đúng cách khi mang thai 

Để hạn chế tình trạng bầu bị chảy máu chân răng, ngay giai đoạn đầu mang thai, mẹ nên có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa, chải răng nhẹ nhàng sau khi ăn. Nên tham khảo nha sĩ để chọn được loại kem đánh răng chứa fluoride phù hợp, lựa chọn bàn chải lông mềm, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối để hạn chế sự sưng viêm

Nếu sử dụng bàn chải khiến mẹ bị nôn nhiều, hãy thay thế bằng các miếng băng gạc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần hạn chế ăn đồ ngọt, bánh kẹo, dễ dẫn đến bị sâu răng. Nên ăn ít muối, ăn nhiều hoa quả, các sản phẩm từ sữa để đảm bảo cung cấp đủ chất mà vẫn bảo vệ được khoang miệng. 

Có thể thấy rằng, bầu bị chảy máu chân răng là vấn đề cần được khắc phục ngay nếu gặp phải. Vì vậy mẹ bầu hãy thật chú ý đến sức khỏe của mình, thăm khám nha sĩ ngay lập tức khi phát hiện triệu chứng bất thường trong khoang miệng nhé!

Bài viết liên quan

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

Niềng Răng Mắc Cài – Phương Pháp Phổ Biến Nhất ở Hà Nội

Khi nói đến việc cải thiện nụ cười và sức khỏe răng miệng, niềng răng mắc cài đã trở thành một lựa chọn hàng đầu ở Hà Nội. Với sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật hiện đại và nghệ thuật nha khoa, phương pháp này không chỉ đem lại hiệu quả thẩm mỹ […]