Tác hại của việc lâu ngày không lấy cao răng định kỳ
Nhiều người cho rằng việc lấy cao răng không quan trọng bởi vì răng đã được vệ sinh và chải răng hằng ngày. Tuy nhiên, bạn cần đi đến nha khoa định kỳ để lấy cao răng bằng dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo không mắc các vấn đề liên quan tới sức khỏe răng miệng.
Có một vài ý kiến cho rằng việc lấy cao răng nhiều sẽ không tốt và gây yếu chân răng. Thông qua bài viết dưới đây Sea Dental sẽ cung cấp một số thông tin về tác hại lâu ngày không lấy cao răng định kỳ nhé!
1. Cao răng là gì?
Cao răng (vôi răng) thực chất là mảng bám, cặn hoặc mảnh vụn thức ăn thừa đọng lại trong kẽ răng hoặc chân răng. Những mảng bám này khá mềm nhưng nếu không được vệ sinh và lấy ra trong thời gian dài sẽ và trở nên cứng hơn.
Theo thời gian và sự tác động của vi khuẩn, các mảng bám này bị vôi hóa trở thành lớp cặn cứng dày và bám chắc ở thân răng, nướu răng. Lớp cao răng thường có màu trắng đục, vàng nâu hoặc chuyển sang màu đen. Những màu này gây mất thẩm mỹ và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ sức khỏe răng miệng. Do đó, cao răng cần được lấy định kỳ 6 tháng một lần để tránh các trường hợp nghiêm trọng khác.
Xem thêm: 5 mẹo lấy cao răng tại nhà đơn giản mà hiệu quả tối ưu
2. Tác hại của cao răng
Cao răng có chứa một số thành phần chính bao gồm cacbonat, phosphate và vi khuẩn. Đặc biệt, trong cao răng còn đọng sắt của huyết thanh trong máu tích tụ vi khuẩn và gây ra một số bệnh răng miệng. Thời gian đầu, cao răng là một lớp khá mỏng bao quanh chân răng và thân răng nhưng chưa ảnh hưởng nhiều.
Qua một thời gian ngắn nếu không làm sạch cẩn thận cao răng sẽ tích tụ dần ảnh trở thành màu vàng. Nếu không vệ sinh răng miệng và lấy cao răng thường xuyên sẽ gặp một số trường hợp cụ thể như:
2.1 Khó vệ sinh răng miệng
Tác hại đầu tiên đó là bạn sẽ thấy khó vệ sinh răng miệng. Bởi vì lúc này các mảng bám của cao răng đóng cứng tại mép lợi. Đây là phần viền liên kết giữa răng và lợi hoặc sát giữa các kẽ răng. Lớp cao răng cứng này gây cản trở khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn.
Cho dù bạn có đánh răng sạch, sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước hay nước súc miệng cũng chỉ có thể làm sạch phần thức ăn mắc kẹt mà không thể làm sạch hoàn toàn phần mảng bám cao răng. Chính vì vậy, bạn cần phải lấy cao răng thường xuyên để có thể dễ dàng vệ sinh răng miệng.
2.2 Hôi miệng là tác hại của cao răng phổ biến
Một trong những tác hại phổ biến của cao răng đó chính là vấn đề hôi miệng. Hôi miệng là một yếu tố gây mất điểm với người đối diện và khiến bạn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. Bởi vì khi bị hôi miệng, hơi thở sẽ có mùi rất hôi và cảm thấy khó chịu trong toàn bộ khoang miệng.
Tình trạng hôi miệng này xảy ra do vi khuẩn sinh sôi và phát triển quá nhiều. Đồng thời, vị trí bị mắc kẹt thức ăn đọng lại quá nhiều cặn và khu này bị vôi hóa thành cả răng. Do đó, bạn cần phải lấy cao răng kịp thời nếu không tình trạng hôi miệng sẽ ngày càng nặng và kéo dài. Đặc biệt, mùi hôi miệng sẽ ngày càng trở nên khó chịu và khiến bạn mất tự tin hơn. Ngay cả việc đánh răng bình thường hay súc miệng bằng nước súc miệng thảo dược cũng chỉ có thể cải thiện tạm thời tình trạng này.
2.3 Viêm lợi và các bệnh về nướu
Một tác hại nghiêm trọng của cao răng nhất đó là bạn sẽ gặp phải các bệnh viêm lợi và về nướu. Bởi vì các mảng bám tại chân răng sẽ dính cứng và tích tụ rất nhiều vi khuẩn. Đồng thời, cao răng sẽ khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn và khó có thể loại bỏ vi khuẩn hằng ngày. Đồng thời khi để cao răng tích tụ quá lâu sẽ trở nên dày và khó loại bỏ hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào nướu răng và gây ra các bệnh về viêm lợi hoặc nướu.
Khi bị viêm lợi, bạn cảm nhận bị sưng tấy đỏ và chảy máu trong một thời gian khá dài. Nếu không được điều trị tình trạng viêm lợi sẽ trở nặng dẫn đến viêm nha chu. Bởi vì lúc này các mô nha chu đã bị tổn thương và suy yếu nên khó có thể giữ vững răng tại cung hàm. Hậu quả viêm nha chu đó là răng bị lung lay hoặc có thể bị rụng răng.
3. Xử lý cao răng bằng cách nào?
Ban đầu khi cao răng xuất hiện chưa gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng của bạn. Tuy nhiên, cao răng lại chính âm thầm phá hủy sức khỏe răng miệng mà bạn không thể coi thường. Nếu không lấy cao răng kịp thời sẽ gặp những biến chứng không chỉ đối với răng miệng mà còn cả với vùng họng. Do đó, việc loại bỏ cao răng kịp thời sẽ giúp bạn sớm ngăn chặn các bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Quá trình hình thành cao răng là sự vôi hóa của các cặn thức ăn và mảng bám bị dính lại trên răng. Do đó, cao răng rất dễ hình thành nhưng xuất hiện cực kỳ ít vào thời gian ban đầu nên khó có thể nhận thấy. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn không nên đợi cao răng tích tụ thành một lớp dày rồi đi lấy. Bởi vì lúc này cao răng đã đóng một lớp khá dày và gây ra tổn nhất định đến sức khỏe răng miệng.
Theo các bác sĩ tại Sea Dental, bạn nên đến nha sĩ lấy cao răng và khám răng định kỳ 6 tháng/lần để sức khỏe răng miệng luôn trong tình trạng tốt nhất. Bên cạnh việc lấy cao răng thì bạn nên đi đến nha khoa để thăm khám và kiểm soát các bệnh lý khác về răng miệng. Đồng thời, các bác sĩ nha khoa sẽ kịp thời đưa ra phương án điều trị trước khi gây ra các hậu quả khác về bệnh răng miệng.
4. Các biện pháp ngăn ngừa cao răng
Để phòng ngừa cao răng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp cụ thể dưới đây:
4.1 Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt ngừa tác hại của cao răng
Cao răng hình thành do các mảng bám thức ăn hoặc cặn thức ăn lâu ngày mắc kẹt. Do đó, để hạn chế sự hình thành cao răng, bạn nên thường xuyên vệ sinh răng miệng để ngăn ngừa mảng bám. Thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa hình thành mảng bám và loại bỏ các vi khuẩn có hại nằm trong khoang miệng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng bạn cần lưu ý một số điều sau để có kết quả vệ sinh tốt nhất cụ thể:
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày trước hoặc sau khi ăn 30 phút.
- Sử dụng kem đánh răng chứa Flour để có thể kiểm soát được sự hình thành cao răng và giúp răng chắc khỏe hơn.
- Sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng, đúng cách. Điều này sẽ giúp làm sạch các cặn thức ăn thừa còn mắc lại nhưng không gây tổn thương lợi. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng bàn chải điện với những ưu điểm vượt trội để làm sạch răng tốt hơn.
- Kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng toàn diện và tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn sót lại trong khoang miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn mắc lại trên răng và trong kẽ răng. Đồng thời, tránh nguy cơ tạo mảng bám và vi khuẩn sinh sôi.
4.2 Thay đổi chế độ ăn và thói quen xấu
Bên cạnh đó, để ngăn ngừa sự hình thành của cao răng bạn hoàn toàn có thể xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và loại bỏ thói quen xấu. Hạn chế sử dụng thức ăn hoặc nước uống có chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh kẹo, đồ uống có cồn để giảm thiểu các mảng bám. Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước hơn để làm sạch khoang miệng của mình.
Đồng thời, hạn chế hoặc không sử dụng thuốc lá vì khiến cho các mảng bám chân răng sẽ tích tụ nhiều hơn và làm răng ố vàng, hơi thở hôi. Bạn nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho răng như sữa chua, táo, dâu tây, phô mai, socola đen và nhiều thực phẩm rau xanh.
Bài viết trên đã cung cấp bạn một số thông tin về tác hại của việc không lấy cao răng. Có thể thấy cao răng ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe răng miệng nên cần được lấy định kỳ thường xuyên 6 tháng/1 lần. Nếu bạn có nhu cầu lấy cao răng tại Sea Dental, vui lòng liên hệ với Hotline để được tư vấn và đặt lịch nhé!