Nhổ răng khôn bị sưng má mấy ngày thì hết, cách giảm sưng hiệu quả?

Chia sẻ trên :
16-08-2023 Thùy Lương

Nhổ răng khôn là việc làm cần thiết để chấm dứt cơn đau và tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm về sau. Sau khi nhổ răng khôn bị sưng má là tình trạng thường gặp. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu, có nguy hiểm không và làm thế nào để giảm sưng nhanh chóng? Đừng quá lo lắng, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có cách khắc phục hiệu quả. 

Tại sao nhổ răng khôn bị sưng má?

Bị sưng má sau khi nhổ răng khôn là phản ứng tự nhiên và là biểu hiện phổ biến của cơ thể sau khi thực hiện tiểu phẫu. Nhổ răng khôn bị sưng má thường xảy ra đối với răng khôn ở hàm dưới hơn vì răng hàm dưới có nhiều hình thù kỳ lạ hơn, mọc với nhiều tư thế phức tạp, liên quan chặt chẽ đến mạch máu, nằm gần hệ thống dây thần kinh mặt,…

Quá trình nhổ răng khôn cần phải sử dụng đến các dụng cụ nha khoa chuyên nghiệp để tách nướu và lấy chân răng ra. Vì thế nên dễ ảnh hưởng đến xương ổ và cấu trúc giải phẫu phía dưới dẫn tới bị sưng. Với những ca nhổ răng khôn khó đòi hỏi thời gian và kỹ thuật lâu hơn thì càng không thể tránh khỏi sưng đau, chảy máu. 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng sưng mặt sau khi nhổ răng khôn như:

  • Vết thương không được xử lý sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng, khiến bệnh nhân chịu nhiều cơn đau nhức dai dẳng. 
  • Việc vệ sinh và chăm sóc răng sau khi nhổ không đúng cách làm cho vết thương bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến các vùng xung quanh.
  • Tay nghề của bác sĩ còn yếu, kỹ thuật điều trị không chuẩn, không nhổ sạch triệt để chân răng khôn.

Tình trạng nhổ răng khôn bị sưng má kéo dài bao lâu, khi nào cần đi khám?

Tùy vào vị trí mọc, hướng mọc của răng khôn cũng như cơ địa của mỗi người mà thời gian sưng nhức kéo dài khác nhau. Thông thường, sưng đau chỉ kéo dài từ 2 – 3 ngày, sau đó sẽ có sự thuyên giảm. Nhưng nếu từ ngày thứ 4 trở đi mà bên má của bạn vẫn sưng đau và không thuyên giảm, thậm chí nặng hơn thì đó là dấu hiệu bất thường, nguy hiểm.

Sưng và đau nhức kéo dài sau khi nhổ răng khôn rất có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc viêm ổ răng. Một số biến chứng sau nhổ răng khôn có thể xảy ra là:

  • Sưng đau nhiều ngày kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Vùng nhổ răng bị sưng tấy đỏ, xuất hiện hiện tượng viêm, thậm chí có mủ và mùi hôi.
  • Sốt cao kéo dài.
  • Vùng cổ bên nhổ răng nổi hạch.

Các biến chứng sau nhổ răng khôn rất nguy hiểm và không thể chủ quan. Khi thấy các biểu hiện trên, bạn cần đi khám ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý kịp thời, tránh để biến chứng diễn ra nặng hơn.

Nhổ răng khôn bị sưng má có nguy hiểm và ảnh hưởng gì không?

Tình trạng sưng má sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng vì tình trạng sưng này là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang trong quá trình tự phục hồi.

Tuy nhiên, cần phải hết sức cẩn thận nếu tình trạng sưng tấy có chiều hướng phát triển nặng hơn, đau nhức kéo dài. Hãy luôn chú ý và theo dõi sức khỏe răng miệng kỹ càng sau khi nhổ răng khôn và đi gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường. Không tự chữa trị tại nhà và không tự ý mua thuốc uống bởi bạn không biết được sưng đau kéo dài là do đâu, như vậy rất có thể dẫn đến hậu quả khôn lường. 

Xem thêm: Nhổ răng khôn bị sưng mặt có nguy hiểm không và bao lâu thì hết?

Hướng dẫn cách xử lý sau khi nhổ răng khôn bị sưng má

Chườm lạnh

Nếu bạn bị đau nhức và sưng má sau khi nhổ răng khôn, hãy sử dụng đá lạnh để làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 3-4 viên đá lạnh cùng chiếc khăn bông mềm.
  • Quấn khăn bọc lấy đá để hơi lạnh không tiếp xúc trực tiếp với vùng bị sưng. 
  • Chườm nhẹ nhàng phần má sưng đau trong khoảng 10 – 15 phút.

Bạn chỉ nên chườm lạnh trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, những ngày tiếp theo nên tiến hành chườm nóng.

Chườm nóng

chườm ấm

Tình trạng sưng có thể đạt đỉnh điểm vào 2 – 3 ngày sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn. Hãy áp dụng liệu pháp chườm nóng để giảm hiện tượng sưng đau, khó chịu. Hơi nóng sẽ giúp mạch máu giãn nở và lưu thông tốt hơn, làm tan máu tụ, từ đó giúp giảm sưng má. 

Để thực hiện, bạn hãy đun sôi nước khoảng 70 – 80 độ C, sau đó nhúng một chiếc khăn bông mềm và sạch vào nước. Vắt khô khăn và chườm vào vùng má bị sưng đau. mỗi lần thực hiện khoảng 2 – 3 phút, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Sau khi nhổ răng khôn, cần phải giữ bông gạc cầm máu khoảng 30 – 45 phút. Sau khi tháo bông gạc khoảng 1 tiếng, cục máu đông đã hình thành. Việc khạc nhổ, súc miệng nên được hạn chế trong thời gian này. 

Sau 24 giờ là bạn đã có thể đánh răng được. Nên chải răng nhẹ nhàng các răng cửa mặt ngoài, hạn chế tác động vào vị trí nhổ răng để tránh làm ảnh hưởng cục máu đông. Có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để giúp làm sạch răng tốt hơn. 

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, giúp ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn tấn công vào vết thương. Vì thế, súc miệng bằng nước muối sẽ giữ cho vùng phẫu thuật được sạch sẽ, đồng thời đem lại hiệu quả trong việc giảm sưng tấy ở những vùng bị tổn thương. 

Hãy thường xuyên súc miệng bằng nước muối để giảm cảm giác đau nhức sau nhổ răng. Khuyến cáo nên sử dụng nước muối sinh lý thay cho nước muối tự pha không đúng tỉ lệ, làm nhiễm trùng ngoài ý muốn. Đồng thời, chỉ nên súc miệng bằng nước muối sau khoảng 12 tiếng kể từ lúc nhổ răng.

Uống thuốc theo đơn

thuốc trị viêm khớp hàm

 

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn sau khi hoàn thành nhổ răng. Hãy uống đúng theo đơn kê của bác sĩ để giảm đau sưng, giúp vết thương mau lành và tránh bị biến chứng. Tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc giảm đau ở các hiệu thuốc bên ngoài khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nằm kê cao đầu

Thêm một cách để giảm sưng má sau khi nhổ răng khôn là hãy luôn kê cao và giữ cho đầu thẳng khi nằm. Nằm trong tư thế kê cao đầu có thể giúp giảm sưng bằng việc ngăn huyết áp tăng lên, thúc đẩy quá trình tan máu bầm, từ đó giúp giảm sưng ở vùng má.

Những lưu ý cần nhớ sau khi nhổ răng khôn bị sưng má

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh những cách giảm đau ở trên, bạn cũng cần chuẩn bị cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Sau khi nhổ răng khôn, phần xương ổ răng ít nhiều cũng bị tổn thương nên tốt nhất hãy sử dụng hàm răng bên còn lại để nhai.

Nên ăn, uống:

  • Những thức ăn mềm, lỏng, mát dịu thích hợp để tiêu hóa sau khi nhổ răng như: cháo, súp, nước hầm, sữa chua, sinh tố,… 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và protein như tôm, cua, cá,…
  • Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ như cà chua, cà rốt, cam, dưa hấu,… Nếu cảm thấy khó ăn, nhai thì có thể xay thành sinh tố để uống.

Không nên ăn, uống:

  • Các loại thực phẩm cứng, dai, những thứ cần phải dùng lực răng nhiều như gân, sụn, tránh những đồ ăn dính, dẻo vì khó vệ sinh.
  • Đồ cay nóng, chua hoặc quá lạnh gây nên cảm giác ê buốt và làm hại đến men răng sau khi nhổ.
  • Nước ngọt, đồ uống có ga, đồ ăn chứa nhiều đường khiến tình trạng nhiễm trùng sau nhổ răng kéo dài.
  • Các chất kích thích làm hại men răng như thuốc lá, cà phê, chất kích thích…

Nghỉ ngơi hợp lý

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi nhổ răng khôn để giúp vết thương mau lành và giảm sưng đáng kể. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp hệ thống miễn dịch của bạn tập trung hơn vào việc chữa lành vết thương. Tuyệt đối không cho tay hay bất cứ vật gì vào vị trí nhổ răng, không chép miệng và khạc nhổ lung tung. 

Vệ sinh, chăm sóc tốt cho răng

Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, nước bọt có chứa tơ máu là hiện tượng bình thường. Trong ngày đầu tiên, không nên chải răng, khạc nhổ hay súc miệng bởi vết thương còn mới. Những ngày sau đó có thể đánh răng nhẹ nhàng, chải răng với bàn chải mềm, thao tác nhẹ nhàng tránh đụng vào vị trí mới nhổ. Nên giữ thói quen uống nhiều nước để giúp giữ miệng ẩm ướt, tránh tình trạng viêm và nhiễm trùng. 

Tái khám theo lịch hẹn

Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ có lịch hẹn cụ thể để quay lại cắt chỉ (nếu có) và kiểm tra lại vết nhổ. Nếu vết thương ngày càng trở nên nghiêm trọng thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra, vẫn phải duy trì thói quen tái khám và kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng và phòng ngừa các bệnh lý về răng.

Như vậy, nhổ răng khôn bị sưng má là điều hết sức bình thường và phổ biến. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải biết chăm sóc răng đúng cách để không để lại các biến chứng về sau. Hy vọng các cách giúp giảm sưng và những lưu ý mà SEA Deantal chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà. 

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay