GIẢI ĐÁP THẮC MẮC MEWING LÀ GÌ, RĂNG HÔ CÓ NÊN TẬP MEWING HAY KHÔNG
Mewing là kỹ thuật giúp thay đổi cấu trúc khuôn mặt được nhiều người quan tâm thời gian gần đây. Thế giới đã có nhiều người nhận về kết quả tốt khi thực hiện luyện tập theo phương pháp này. Đặc biệt, nó còn được mọi người truyền tai nhau rằng khắc phục răng hô rất hiệu quả. Vậy răng hô có nên tập mewing hay không, hãy theo dõi bài viết để được Nha Khoa Đông Nam Á giải đáp thắc mắc!
Kỹ thuật cải thiện cấu trúc khuôn mặt mewing là gì?
Kỹ thuật mewing ra đời vào năm 1970, do hai cha con nha sĩ John Mew, Mike Mew phát minh. Phương pháp này có khả năng chỉnh nha bằng cách giúp người luyện đặt lưỡi đúng vị trí. Từ đó, nó còn có khả năng điều chỉnh hô hấp, cấu trúc gương mặt hiệu quả.
Bởi xương hàm được cấu tạo từ xương và các sụn nhỏ, không phải là một khối hợp nhất. Vì vậy, nó có thể thay đổi theo hướng bị đẩy lên trên nếu thực hiện tập luyện theo mewing. Khi tập, lưỡi sẽ đặt ở trên, sát với vòm họng, hai hàm răng gần kề, hai môi chạm nhau.
Tập lâu ngày, răng hàm trước của bạn sẽ dần được thu gọn; đồng thời khiến gương mặt trông hài hòa, sống mũi cũng cao hơn. Vì thế mà nó được nhiều người lựa chọn để khắc phục nhiều vấn đề về răng hàm mặt.
Răng hô – cắn phủ bất thường là như thế nào?
Chúng ta cần phải biết răng hô là tình trạng như thế nào trước khi tìm hiểu răng hô có nên tập mewing không. Răng hô là một trường hợp cắn phủ bất thường, liên quan đến khoảng cách giữa 2 mặt răng trước trên và răng trước dưới. Khi gặp phải cắn phủ bất thường, răng dưới sẽ lùi về sau, răng trên thì hướng nhiều về trước.
Răng hô ở mức độ vừa phải, răng trên phủ răng dưới ít là bình thường; có thể thực hiện đúng các chức năng sinh lý. Còn nếu răng hô nghiêm trọng, hàm trên có xu hướng chìa ra ngoài nhiều sẽ gây nhiều biến chứng. Nó có thể khiến răng dưới chạm nướu vòm khẩu cái, hoặc răng trên chạm nướu răng dưới. Điều này vừa ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ, vừa khiến chức năng ăn nhai bị giảm sút. Vì vậy, cần phải khắc phục tình trạng răng hô kịp thời để tránh gây nhiều nguy hiểm về sau.
Kỹ thuật mewing phù hợp cho trường hợp nào?
Kỹ thuật mewing có hiệu quả tốt nhất ở những người trẻ, nhất là độ tuổi dưới 18. Bởi ở giai đoạn này, xương hàm và các bộ phận khác đều trong giai đoạn đang phát triển, dễ có sự thay đổi. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tốt cho nhiều vấn đề về xương hàm mặt khác nhau.
Khắc phục khớp cắn sâu: là trường hợp răng hàm dưới đang bị che phủ nhiều bởi răng hàm trên. Điều này khiến nhóm răng hàm dưới không có không gian để phát triển, gây nhiều phiền toái. Vì vậy, cần tập luyện mewing để đẩy khung hàm trên dần lên cao, cải thiện khớp cắn tốt hơn.
Khắc phục khớp cắn hở: xảy ra với bạn hay để lưỡi thõng xuống, khiến khớp cắn hơi mở ra. Để có thể điều chỉnh lại tư thế lưỡi như bình thường, cần phải luyện tập mewing thường xuyên. Theo thời gian, lưỡi sẽ được về đúng vị trí là ép sát với vòm miệng, cải thiện khớp cắn.
Vậy răng hô có nên tập mewing, câu trả lời là có; vì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hô miệng là do việc thở bằng miệng. Cách thở này hoàn toàn sai vì nó ảnh hưởng đến lực cân bằng răng, lưỡi nằm sai vị trí. Tập mewing sẽ giúp quen dần với việc thở bằng mũi trước, giúp diện tích cung hàm được mở rộng. Đồng thời cân bằng lại cung răng, lấy lại sự hài hòa cho khuôn mặt, khắc phục hô hiệu quả.
Hướng dẫn các bước tập mewing khắc phục răng hô hiệu quả
Để đạt được kết quả tốt với mewing, bạn cần phải có sự kiên trì, chăm chỉ tập luyện. Bởi phương pháp này giúp điều chỉnh tư thế đặt lưỡi nên cần một khoảng thời gian nhất định. Tùy theo độ tuổi và tần suất luyện tập mà quá trình thực hiện sẽ diễn ra lâu hay chậm, thường từ 6 – 24 tháng trở lên.
Bên cạnh sự kiên trì không bỏ cuộc, bạn cần phải biết cách tập mewing chữa răng hô đúng cách:
- Bước 1: Đặt toàn bộ thân lưỡi lên sát vòm hàm trên, đầu lưỡi đặt phía sau răng cửa.
- Bước 2: Hai môi chưa cần chạm vào nhau, đảm bảo toàn bộ lưỡi được đặt sát hàm trên, nuốt nước bọt.
- Bước 3: Từ từ khép môi lại và giữ yên vị trí đó trong khoảng thời gian 20 – 30 phút.
Tập mewing sai cách khiến tình trạng răng hô nặng hơn
Như vậy, chúng ta đã biết răng hô có nên tập mewing để cải thiện vấn đề này tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi theo tập mewing, bạn nên đi thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bởi khi tập mewing, hàm trên sẽ được nong rộng vì nó tạo áp lực nhất định lên vòm miệng. Điều này có thể khiến nhiều trường hợp cắn phủ bất thường trở nên nặng nề hơn lúc chưa tập. Ngoài ra, mewing cũng không phù hợp cho các trường hợp răng mọc chen chúc, răng bị móm. Do đó, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ trước khi tập mewing để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt.
Xem thêm: cách tập mewing đúng và hiểu quả nhất theo chỉ dẫn từ chuyên gia
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc răng hô có nên tập mewing. Để nắm thêm được nhiều kiến thức bổ ích về răng hàm mặt, hãy truy cập website Nhakhoadongnama.vn. Và liên hệ ngay tới hotline 0911 222 798 để được tư vấn xếp lịch thăm khám nha khoa nhanh chóng!