MỌC RĂNG KHÔN VÀ NHỮNG THÔNG TIN QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ BỎ QUA
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, thường mọc muộn ở độ tuổi trưởng thành, 18 – 25 tuổi. Chiếc răng này có xu hướng mọc lệch lạc, theo nhiều chiều hướng, kiểu dáng chân răng khác nhau. Nó gây ra những cơn đau nhức kéo dài, thậm chí là cả những bệnh lý nguy hiểm về răng miệng như nhiễm trùng nướu, sâu răng… Vậy cần làm gì khi phát hiện mình mọc răng khôn, hãy theo dõi bài viết để được giải đáp!
Tại sao răng khôn thường có xu hướng mọc lệch?
Răng số 8 không bắt đầu mọc lên ở trẻ nhỏ mà thường xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chúng ta nhận thức đủ mọi thứ, khi các răng khác đã ổn định vĩnh viễn. Mỗi người sẽ mọc từ 1 đến 4 cái răng khôn hoặc thậm chí là không mọc cái nào.
Răng khôn được mô tả là chiếc răng to, khỏe mạnh, mặt phẳng lớn, có hình dáng khá phức tạp. Nó được mọc lên ở vị trí cuối cùng của cung hàm, khi mà các răng khác đã vững vàng. Vậy nên, diện tích cho chiếc răng số 8 phát triển khá ít ỏi, dẫn đến trường hợp mọc lệch. Hoặc mọc chen chúc, xô lẫn vào răng khác gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu kéo dài.
Mọc ở vị trí cuối cùng nên việc vệ sinh sạch 100% răng khôn là rất khó khăn. Do đó, lượng thức ăn bị đọng lại dài ngày sẽ gây ra các tình trạng hôi miệng, viêm nhiễm. Ngoài ra, không xử lý kịp thời trường hợp mọc răng khôn ngầm, mọc lệch có thể dẫn đến nhiều bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, áp xe răng rất nguy hiểm.
Dấu hiệu mọc răng khôn?
Khi răng khôn bắt đầu xuất hiện, bạn sẽ gặp phải nhiều dấu hiệu, triệu chứng bất thường. Tình trạng này rất dễ dàng để nhận biết bằng mắt, bằng cảm giác, cụ thể như sau.
Sưng lợi, sưng má, đau nhức
Sưng lợi: là dấu hiệu phổ biến, dễ nhìn ra nhất khi răng số 8 bắt đầu mọc lên. Đó là bởi răng khôn có kích thước lớn, diện tích phát triển nhỏ nên rất khó để chồi lên; nó mọc chen chúc ở dưới nướu và gây ra sưng lợi, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
Sưng má: với những trường hợp răng khôn mọc ngầm, đâm vào răng số 7 sẽ khiến tình trạng sưng nghiêm trọng hơn. Hoặc cũng có thể là mạch máu sưng to do bị nhiễm trùng, viêm lợi nặng.
Đau nhức: khi răng khôn mọc lệch lạc, bạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những cơn đau nhức. Nó xuất hiện ở vùng lợi bên trong cùng, kèm theo là cảm giác khó chịu, đau tai, nhức đầu…
Sốt, nhiễm trùng nướu
Sốt: đi kèm với cơn đau răng khó chịu là cơn sốt khi đau đớn ở cường độ mạnh hơn. Hoặc có thể bị hạch ở cổ, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi; đây đều là những triệu chứng thường thấy khi mọc răng số 8.
Xuất hiện mủ: khi răng khôn không được vệ sinh sạch sẽ, vẫn còn lượng thức ăn bám lại. Nó sẽ khiến vi khuẩn phát triển dễ dàng, gây ra tình trạng viêm nhiễm, áp xe, xuất hiện mủ. Khi ấn vào phần lợi cuối, sẽ thấy xuất hiện mủ trắng, kèm theo máu và cảm giác đau nhức. Lúc này, bạn cần phải đi khám nha khoa ngay lập tức để được xử lý, điều trị kịp thời.
Răng khôn mọc lệch theo những chiều nào?
Răng khôn có thể mọc thẳng như các răng khác hoặc mọc lệch theo nhiều hướng khác nhau. Bao gồm răng khôn mọc lệch gần hướng về răng số 7, mọc lệch xa hướng về phía lợi trong. Răng khôn mọc ngầm, đâm ngang thẳng vào răng số 7; răng khôn mọc lệch má, mọc lệch lưỡi, mọc ngược đâm xuống dưới.
Nên làm gì khi mọc răng khôn?
Tình trạng này có thể gây ra nhiều phiền toái, biến chứng nguy hiểm đối với con người. Khi phát hiện các dấu hiệu của răng khôn, cần có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp. Vệ sinh răng sạch sẽ, loại bỏ hết thức ăn thừa trên răng, hạn chế ăn đồ quá cứng, dai. Nếu xuất hiện cảm giác đau nhức, cần đến nha khoa để chụp X-quang kiểm tra hướng mọc của răng.
Nếu chúng mọc không đúng vị trí, các nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ để tránh những biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp không cần phải nhổ như răng mọc thẳng, không gây đau nhức, vẫn kẹt trong xương hàm. Trường hợp răng số 8 liên quan đến dây thần kinh, xoang hàm, hoặc người bệnh mắc phải một số bệnh lý cần tránh.
Chế độ chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Quá trình nhổ răng khôn sẽ để lại một vết thương khá lớn ở khoang miệng của bạn. Do đó, cần phải xây dựng chế độ chăm sóc an toàn để phục hồi nhanh chóng:
- Uống nhiều nước, chườm đá để giảm sưng, giảm đau, hạn chế va chạm vào vết thương
- Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas sau khi nhổ cho đến khi lành hẳn
- Ăn các đồ mềm, dễ nuốt, hạn chế thức ăn cứng, dai dễ làm ảnh hưởng đến vết thương.
Quá trình nhổ răng khôn khá phức tạp, bạn cần lựa chọn các đơn vị, bác sĩ uy tín. Nha Khoa Đông Nam Á với hệ thống thiết bị hiện đại cùng đội ngũ nha sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm; sẽ giúp bạn loại bỏ chiếc răng khôn “cứng đầu” một cách nhẹ nhàng, không đau đớn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website Nhakhoadongnama.vn hoặc gọi tới hotline 0911 222 798 để được hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần nắm được khi bạn mọc răng khôn. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Đông Nam Á để được nhổ răng chuyên nghiệp và tư vấn chế độ chăm sóc an toàn, lành mạnh!