LỢI TRÙM RĂNG KHÔN – NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM
Nằm ở vị trí cuối cùng trong khung hàm nên khi mọc răng khôn thường dễ bị lợi trùm lên. Khi gặp phải, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau buốt khó chịu, khó khăn trong việc cử động miệng. Nhiều người thường nghĩ hiện tượng này để một vài ngày sẽ hết nên không cần đi thăm khám. Tuy nhiên, thực tế lợi trùm răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về căn bệnh và tìm được cách chữa trị hiệu quả!
Lợi trùm răng khôn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Khi bệnh phát triển nặng, lợi trùm có thể bị nhiễm trùng và xuất hiện mưng mủ màu trắng. Lúc này, chỉ dùng thuốc chuyên khoa sẽ không thể khỏi được, mủ chảy ra sẽ gây mùi hôi khó chịu, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến người bệnh.
Hơn thế, tình trạng này còn có khả năng tác động trực tiếp tới những răng khác. Vi khuẩn từ phần lợi viêm sẽ dễ dàng lây lan khắp nơi, ảnh hưởng xấu tới lợi chân răng. Việc nhai ăn sẽ khó khăn hơn, khiến người bệnh chán ăn dẫn đến hấp thụ chất dinh dưỡng kém; tiêu hóa kém, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới tim mạch và nhiều bộ phận khác.
Để tình trạng lợi trùm kéo dài cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào răng nướu. Chúng sẽ gây nhiễm trùng nướu, có thể tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng sức khỏe toàn cơ thể.
Nguyên nhân tại sao răng khôn lại bị lợi trùm lên
Nguyên nhân khiến răng khôn hay bị lợi trùm lên là do vị trí và hướng mọc của chúng. Răng số 8 nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm nên thường mọc ở mấp mé bờ nướu. Do vậy, chúng không thể mọc lên toàn bộ như những răng khác nên thường xuyên cọ sát với nướu.
Đồng thời, với vị trí sâu bên trong nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ phần răng cuối cùng. Lâu dần, thức ăn đọng lại cùng sự va chạm thường xuyên khiến nướu dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Dẫn đến nướu bị tổn thương, ngày càng sưng đỏ và che phủ mất mặt răng khôn nên bị viêm.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra bởi chiếc răng này thường mọc lệch lạc, sai hướng. Răng số 8 thường mọc ở độ tuổi trưởng thành khi mà xương quai hàm đã phát triển ổn định. Ở vị trí cuối nên khoảng trống để cho răng mọc lên rất ít, chúng có xu hướng mọc lệch.
Răng khôn có thể mọc ngầm, mọc nghiêng, mọc ngang, chen chúc đâm vào răng bên cạnh… Đặc biệt là trường hợp mọc ngang, làm cho phần nướu dễ bị sưng viêm, bao trùm lên răng.
Những dấu hiệu nhận biết bạn đang bị lợi trùm răng khôn
Không khó để nhận ra mình có bị lợi sưng viêm bao trùm lên răng khôn hay không. Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy nhất là phần lợi ở bên trong bị phồng đỏ, sưng tấy. Gây cảm giác khó chịu, khi ấn vào sẽ thấy đau và có mùi hôi nếu bị chảy mủ trắng.
Lợi trùm khiến răng khôn khó khăn trong việc mọc lên, sẽ gây ra những cơn đau răng kéo dài. Đồng thời, viêm lợi trùm cũng sẽ gây chảy máu chân răng đặc biệt là khi đánh răng.
Ngoài các dấu hiệu bên trong khoang miệng, người bệnh cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu trên cơ thể. Ở phần cổ sẽ xuất hiện các nốt hạch nổi dưới hàm để tạo ra kháng thể chống viêm nướu. Khi bị lợi trùm lên răng khôn, người bệnh cũng sẽ có biểu hiện bị sốt, mệt mỏi, khó chịu.
Phương pháp điều trị lợi trùm răng khôn và cách vệ sinh răng miệng
Khi nhận thấy các dấu hiệu của lợi trùm răng khôn xuất hiện, người bệnh cần được chữa trị ngay. Tùy vào từng mức độ mà sẽ có cách khác nhau, hãy đi thăm khám nha khoa để được tư vấn chính xác.
Điều trị bằng thuốc kháng sinh
Với các trường hợp bị nhẹ, nha sĩ sẽ kê cho người bệnh thuốc kháng sinh để điều trị. Có hai loại thuốc được sử dụng là Spiramycin thuộc nhóm Aminosid và thuốc Metronidazol thuộc nhóm Nitroimidazole.
Thuốc kháng sinh Spiramycin có tác dụng ức chế lại quá trình vi khuẩn tổng hợp protein trên lợi. Thuốc kháng sinh Metronidazol có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của ký sinh trùng, vi khuẩn. Lưu ý, người bệnh phải uống đúng theo đơn thuốc và thời gian mà bác sĩ đã kê cho; không tự ý đổi thuốc, không ngừng dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến nha sĩ.
Điều trị bằng phương pháp cắt lợi trùm răng khôn
Nếu răng khôn mọc thẳng mà vẫn bị lợi trùm lên, các nha sĩ khuyên nên cắt bỏ phần lợi. Tiểu phẫu sẽ loại bỏ phần lợi trùm, giải phóng không gian để răng khôn được mọc lên dễ hơn. Phương pháp này sử dụng laser để cắt mặt trong, mặt ngoài, gốc lợi và mất khoảng 1 – 2 tuần để bình phục.
Điều trị bằng phương pháp nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là giải pháp tối ưu trong các trường hợp răng mọc lệch, mọc nghiêng, mọc ngang… Nhổ răng không sẽ không ảnh hưởng gì đến chức năng ăn nhai, giao tiếp của người bệnh. Mà nó còn hạn chế nguy cơ tiềm ẩn những ảnh hưởng xấu đến khoang miệng, sức khỏe cơ thể.
Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi điều trị lợi trùm răng khôn
Người bệnh cần có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp sau khi điều trị lợi trùm lên răng. Chăm chỉ đánh răng hàng ngày sau bữa ăn, lựa chọn bàn chải lông mềm mại, không quá cứng. Lựa chọn kem đánh răng phù hợp và chỉ nên dùng một lực nhẹ vừa phải khi đánh răng. Đồng thời, nên sử dụng thêm nước súc miệng để kháng khuẩn dịu nhẹ, nhanh chóng và an toàn.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh lợi trùm răng khôn và cách điều trị hiệu quả, an toàn. Nếu bạn đang gặp phải tình huống này, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Sea Dental qua website Seadental.vn – hotline 0911 222 798 để được chữa trị kịp thời!