NHỮNG LƯU Ý SAU KHI GẮN MẮC CÀI NIỀNG RĂNG

Chia sẻ trên :
02-04-2021 Thuan Minh

Sau khi gắn mắc cài cũng có nghĩa các bạn sẽ bắt đầu đối mặt với những nguy cơ như ngại ngùng khi cười nói, vệ sinh răng miệng theo những cách thức mới mẻ, phức tạp hơn, chế độ ăn cũng phải dành riêng cho người niềng răng. Nha khoa Đông Nam Á sẽ chia sẻ với bạn bí quyết để chăm sóc mắc cài sao cho sau tháo niềng mình sẽ không bị những lỗ sâu hay đốn trắng xấu xí, chăm sóc mắc cài sao cho không bị bong tróc hay các bí quyết giảm đau trong thời gian đeo mắc cài.

Sự khó chịu khi vừa mới được gắn mắc cài xong

Hình ảnh bệnh nhân trước và sau khi niềng răng tại Nha khoa Đông Nam Á

Khoang miệng của chúng ta rất nhạy cảm với những thay đổi cho dù là nhỏ nhất. Lúc mới gắn mắc cài, các bộ phận như môi, má, lưỡi chưa quen nên có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu khó chịu, khoang miệng bắt đầu tiết nhiều nước bọt hơn.

Việc cử động của môi má cọ lên mắc cài hoặc đuôi dây cung có thể gây xước niêm mạc, gây ra các vết nhiệt miệng gây khó chịu .

Ngoài ra khi dây cung thực hiện chức năng tác động lực lên mắc cài giúp răng di chuyển cũng có thể khiến răng bị ê buốt.

Khi bị đau quá, các bạn cần biết các cách giảm đau nhanh chóng hiệu quả như:

+ Dùng sáp chỉnh nha

Đôi khi bạn không thể tránh khỏi việc bị cọ xát các mắc cài vào miệng. Khi đó bạn có thể sử dụng sáp chỉnh nha để bọc lại các phần có thể gây tổn thương.

Bạn lấy một lượng sáp vừa đủ bằng kích thước của mắc cài và bọc vào mắc cài làm xước niêm mạc môi của bạn. Sau đó bạn thử cử động môi má xem có còn khó chịu không, nếu còn khó chịu bạn lại lấy tiếp sáp bọc lên những mắc cài kế cạnh và thử lại.

Trường hợp gắn mắc cài đã lâu mà vẫn xảy ra tình trạng như vậy bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp điều chỉnh phù hơp. Lựa chọn một đơn vị chuyên sâu với bác sĩ uy tín, nhiều kinh nghiệm cũng là một trong những cách ngăn chặn sự đau nhức ngay từ đầu khi bước vào quá trình niềng răng.

+ Súc miệng nước muối

Trong một số trường hợp, bạn có các vết loét, nhiệt trên má, lợi do bị cọ xát với mắc cài. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối nhằm diệt khuẩn tạo cơ hội cho viết thương mau chóng lành lại. Pha ấm nước muối cũng rất tốt để tăng tác dụng kháng khuẩn. Ngoài ra với những đợt có nhiệt miệng nặng, tổn thương lớn bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng trong nha khoa như chlorhexidine.

+ Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai

Sau khi gắn niềng, răng của bạn được siết chặt hơn, điều này có thể dẫn đến cảm giác đau buốt, đặc biệt là khi ăn các đồ cứng, giòn dai… Nha sĩ khuyến cáo bạn nên sử dụng các đồ ăn mềm, nhai nhẹ nhàng nhằm giữ được mắc cài tốt và thoải mái hơn.

+ Massage nướu răng của bạn

Tương tự như khi đau nhức cơ thể, các vấn đề về răng lợi cũng sẽ được làm dịu đi bằng hình thức massage. Bạn có thể sử dụng ngón tay của mình xoa nướu răng nhẹ nhàng giúp cho các mô được thư giãn và tăng lưu thông mạch máu hạn chế các cơn đau.

+ Chườm lạnh

Trường hợp răng chen chúc nhiều hoặc bệnh nhân có ngưỡng đau thấp thì sau khi mắc dây cung có thể đau hơn, bạn có thể đặt túi chườm đá vào má tương ứng với vị trí đau sẽ làm dịu các cơn đau khó chịu.

Đôi khi cơn đau quá mức, bạn có thể sử dụng 1 viên thuốc giảm đau như efferagan 500mg hoặc các loại thuốc non-steroid. Và việc uống thuốc này cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc vệ sinh răng miệng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn chăm sóc răng miệng đúng cách thì quá trình niềng răng sẽ nhanh hơn và hạn chế được các biến chứng. Quá trình niềng răng bạn phải đeo nhiều khí cụ trong miệng nên rất dễ bị viêm lợi, sâu răng, đốm mất khoáng. Chăm sóc răng miệng tốt rất quan trọng cho sự lành mạnh của hàm răng sau khi tháo niềng.

+ Chải răng thường xuyên

Khi niềng răng thời gian chải răng sẽ kéo dài hơn so với bình thường.

  • Bạn cần chọn bàn chải: có lông tơ mềm, đầu bàn chải nhỏ.

Đánh răng giúp loại bỏ các mảng bám dính trên bề mặt của răng, bảo vệ răng luôn chắc khỏe. Đánh răng là thói quen hàng ngày nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách.

  • Cách đánh răng: Cắn chặt hai hàm và dùng bàn chải đánh xoay tròn từ trên xuống dưới, thời gian đánh răng của người bt là tối thiểu 2 phút, với các bạn sau khi gắn niềng thì thời gian có thể lâu hơn chút từ 3-5 phút do cần phải khéo léo tránh thúc mạnh vào mắc cài.

Ngoài ra bạn nên sử dụng bàn chải kẽ, luồn giữa dây cung và mắc cài sẽ dễ dàng làm sạch thức ăn mảng bám bám trên hông mắc cài.

Chải răng thường xuyên

+ Dùng nước súc miệng

Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch nước súc miệng để loại trừ vi khuẩn, giúp hơi thở thơm mát hơn. Lưu ý không nên sử dụng các nước súc miệng diệt khuẩn mạnh dùng cho phẫu thuật, vì có thể tạo điều kiện phát triển cho nấm hoặc gây mất vị giác tạm thời cho bạn.

+ Dùng chỉ nha khoa

Sau khi gắn mắc cài, bạn nên dùng chỉ nha khoa để đảm bảo lấy sạch các thức ăn còn sót lại ở các kẽ răng. Đặc biệt là vị trí band của các răng hàm. Kẽ của răng gắn band rất dễ bị mắc thức răng. Nếu các bạn không dùng chỉ tớ lấy thức ăn giắt ở đây thì chỉ sau khoảng 3 hôm là sẽ có dấu hiệu viêm lợi gây đau, ngứa, chảy máu, thậm chí mưng mủ rất khó chịu.

Chế độ ăn uống sau khi gắn niềng

Trong tuần đầu tiên, bạn chỉ nên dùng các món ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ luộc… để tránh bung sút mắc cài do lúc này quá trình trùng hợp chất gắn vẫn chưa kết thúc. Ngoài ra cũng giúp giảm thiểu tình trạng nhức hay ê buốt răng khi nha sĩ mới tác dụng lực vào răng

Sau một tuần mà bạn cảm thấy răng không còn cảm giác đau nhức khi nhai thức ăn nữa thì lúc này bạn có thể thoải mái hơn trong việc ăn uống. Tuy nhiên, để đảm bảo niềng răng thuận lợi, bạn nên lưu ý:

  • Tránh ăn thức ăn cứng, dai: Nên hạn chế ăn đồ cứng như chân gà, sụn sườn, kẹo cứng… hay đồ dai như dạ dày, mực, bánh dày, kẹo cao su…
  • Đối với hoa quả: Có thể ép lấy nước uống, xay sinh tố hoặc cắt nhỏ. Đối với những loại quả mềm thì không cần.
  • Đồ ăn có nhiều đườngHạn chế ăn những thức ăn có nhiều đường vì đường có thể dính lại trên răng và gây ra những bệnh lý về răng miệng đặc biệt là sâu răng.
Ăn đồ ăn mềm như: súp, cháo hoặc cắt nhỏ đồ ăn

Bong mắc cài phải làm sao

Nguyên nhân gây bong mắc cài:

+ Chế độ chăm sóc, chải răng không đúng cách, khi chải răng các bạn lưu ý không thúc đầu bàn chải mạnh vào mắc cài hay chải răng một cách thô bạo.

+ Bên cạnh đó, sử dụng thực phẩm cứng, quá dai, hoặc quá nóng lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến tuột mắc cài.

+ Lựa chọn mắc cài kém chất lượng: độ dính chặt phụ thuộc vào kĩ thuật của nha sĩ và chất lượng đế mắc cài. Khi mà các bạn chọn các loại mắc cài có đế thiết kế tối ưu cho việc dán dính thì sẽ bền chắc hơn. Các loại mặc cài có chất lượng tốt như: AO, 3M, RMO…

Xử lý:

Việc xử lý sớm những mắc cài bị bung sẽ giúp bạn trở lại các sinh hoạt bình thường với chiếc mắc cài mới chắc chắn hơn. Nhiều người, mặc dù mắc cài bị tuột nhưng vẫn nằm thẳng hàng trên hàm, nhìn thoáng qua không thể phát hiện sự cố. Đặc biệt là trẻ em, việc tuột mắc cài diễn ra rất thường xuyên và khó để nhận biết do trẻ vẫn chưa có sự chú tâm như người lớn.

Mắc cài bị bung tuột không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên lại là một cản trở trong quá trình niềng nếu không can thiệp, dẫn đến kéo dài thời gian điều trị. Bạn nên thường xuyên kiểm tra cũng như thông báo sớm cho nha sĩ và kịp thời gắn lại.

Tương tự như với mắc cài, khi tuột dây cung hay dây cung thừa ra chọc vào má. Bạn cũng nên đến nha sĩ thật sớm. Không tự mình điều chỉnh có thể làm tệ thêm tình huống.

Hạn chế thói quen xấu

Bên cạnh tạo cho mình thói quen ăn uống hợp lý thì chúng ta cũng cần bỏ những thói quen xấu như: dùng que tăm sau khi ăn, cắn móng tay, cắn các vật cứng như bút, nhai đá, cắn môi, dùng lưỡi đẩy, hoặc thở bằng miệng, hạn chế hút thuốc

Ngoài ra, bản thân người niềng răng nên có chế độ ăn uống riêng. Đừng cố cắn hay nghiền nát thức ăn có độ cứng, dai, giòn và dính quá. Thay vì dùng răng trực tiếp tác động đến thức ăn, bạn có thể dùng thìa hoặc dao nĩa để làm nhỏ chúng lại.

Hãy học cách yêu nụ cười sắt

Đằng nào thì bạn cũng phải đeo mắc cài 2-3 năm, cuộc đời của bạn cũng không thể có ai khác sống thay cho bạn cả. Vậy thì lựa chọn giữa 1 cuộc sống tích cực, nhiều màu sắc hay lựa chọn sự ủ rũ, thiếu tự tin hoàn toàn nằm trong tay bạn. Ở một số nước, các bạn niềng răng thậm chí còn coi mắc cài như đồ trang sức, coi đó là điểm nhấn cho nụ cười.

Tuổi trẻ luôn được giữ trong ký ức của mỗi người như một khoảng thời gian kỳ diệu nhất. Và kỷ niệm chỉ được tạo ra khi bạn tham gia hết mình vào tất cả các hoạt động sống trong không gian tinh thần bạn muốn. Hãy học yêu nụ cười sắt. Đó là lý tưởng duy nhất của chúng ta. Cộng đồng những người đeo niềng răng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua website Nha khoa Đông Nam Á hoặc số hotline 0911.222.798 để được tư vấn và khám kiểm tra miễn phí!

Bài viết liên quan

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign

Niềng răng trong suốt với giá mắc cài – Gói niềng Essentials by Invisalign Invisalign – Thương hiệu nổi tiếng trong ngành chỉnh nha toàn cầu, vừa giới thiệu dòng sản phẩm mới Essentials by Invisalign. Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai đang muốn niềng răng trong suốt và tình trạng răng […]

Gói niềng răng Essentials của Invisalign là gì? Giá bao nhiêu?

Invisalign là hệ thống khay chỉnh nha trong suốt hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả chỉnh nha và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, rào cản về chi phí lại khiến không ít người phải đắn đo khi lựa chọn phương pháp này.  Nhằm mang đến những trải […]

Gói niềng răng giá rẻ Essentials của Invisalign – Giá chỉ từ 25 triệu

Với xu hướng niềng răng thẩm mỹ lên ngôi, ngày càng nhiều người quan tâm đến niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt Invisalign. Tuy nhiên, mức giá khá cao luôn là trở ngại lớn nhất của phương pháp này.  Để đáp ứng nhu cầu niềng răng bằng máng trong suốt đạt tiêu chuẩn […]

So sánh cấy ghép implant và phục hình truyền thống: Ưu nhược điểm và chỉ định

Mất răng là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như sâu răng, viêm nha chu, tai nạn,… Khi mất răng, nếu không được phục hình kịp thời, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, như tiêu xương hàm, viêm nướu, […]

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cằm lẹm

Cằm lẹm là một tình trạng phổ biến, đặc trưng bởi phần cằm ngắn và nhô ra quá ít so với đường nét khuôn mặt. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến khuôn mặt mất cân đối và kém hài hòa. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng cằm […]

Đau quai hàm bên trái có nguy hiểm không? Phương pháp điều trị như thế nào?

Cứng quai hàm, đau nhức khi nhai, khi há miệng nghe thấy tiếng kêu,… là những triệu chứng dễ nhận thấy khi bạn bị đau quai hàm bên trái. Đây là tình trạng không hề hiếm gặp và ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Đau quai hàm bên trái có […]

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay